III. Một số vấn đề liên quan đến phát triển thị trường nội địa ở nước ta thờ
2. Hội nhập kinh tế thế giới và những thách thức đối với thị trường trong
- Kinh tế - thương mại thế giới được dự báo tiếp tục duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao sẽ tạo ra tiền đề tốt để mở rộng trao đổi, buôn bán cũng như xuất khẩu của các nước, từ đó trực tiếp tạo ra cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh trong nước, đặc biệt là những nhà kinh doanh các loại hàng hoá phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.
- Xu hướng chuyển dịch thương mại và đầu tư sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam đang được coi là một thị trường buôn bán và đầu tư đặc biệt hấp dẫn của khu vực, sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội lớn để thu hút được vốn, công nghệ tổ chức kênh lưu thông và phân phối hàng hoá trong nước thông qua hoạt động đầu tư, kinh doanh của các tập đoàn quốc tế.
- Sự phát triển mạnh của các công nghệ bán hàng, công nghệ tổ chức kênh phân phối với các hình thức hiện đại trên thế giới sẽ có thể nhanh chóng được Việt Nam tiếp thu, xây dựng và phát triển trong quá trình phát triển một nền thương mại nội địa hiện đại, hoạt động hiệu quả và năng động trong thời gian tới.
- Sự đa dạng hoá về các chủng loại hàng hoá để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ được gia tăng cùng với sự gia tăng hoạt động của các hệ thống siêu thị và nhà bán buôn, bán lẻ quốc tế vốn đã có những mối liên kết rộng lớn, dạng với những nhà sản xuất, nhà phân phối khác trên toàn cầu.
2. Hội nhập kinh tế thế giới và những thách thức đối với thị trường trong nước nước
Mặc dù việc thực thi các cam kết thương mại quốc tế trong tiến trình hội nhập mang lại rất nhiều triển vọng nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn mà trong thời gian tới chúng ta phải hết sức quan tâm để có những bước đi thích hợp, có tính đến những yếu tố không thuận lợi, cụ thể là:
100
Thứ nhất, xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam ở mức thấp so với mặt bằng chung của thế giới, lại đang trong quá trình chuyển đổi, cải cách nền kinh tế. Như vậy, quá trình hội nhập của chúng ta là quá trình “hội nhập kép”, vừa thực hiện các cam kết trong hội nhập và vừa thực hiện quá trình chuyển đổi, cải cách. Sức cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế còn rất hạn chế trong khi hội nhập đòi hỏi phải tham gia một cuộc cạnh tranh gay gắt, nhiều khi là không cân sức. Đồng thời, nếu không giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa hội nhập, mở cửa thị trường với thực trạng kinh tế trong nước về mặt thời gian và độ trưởng thành thì nhiều ngành sản xuất của Việt Nam sẽ không kịp điều chỉnh trước sức ép cạnh tranh khi những cam kết đàm phán thương mại quốc tế có hiệu lực và tất yếu sẽ bị đào thải.
Thứ hai, giữa hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam và các định chế thương mại quốc tế còn những khác biệt và bất cập. Nhìn tổng thể, hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý về kinh tế – thương mại trong nước còn chưa hoàn chỉnh, chưa hệ thống, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Khung pháp luật kinh tế – thương mại còn hổng trong nhiều lĩnh vực và chưa đủ khả năng điều chỉnh những lĩnh vực mới phát sinh trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế. Nhiều chính sách, luật lệ cần được bổ sung, điều chỉnh cho tương thích với thông lệ quốc tế nhưng đồng thời phải bảo đảm sự phát triển ổn định, vững chắc của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đồng thời, cơ chế thực thi để đảm bảo các quy định của pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh cũng cần được củng cố, hoàn thiện.
Sau cùng, con người vừa là nhân tố quan trọng vừa là thách thức to lớn trong quá trình hội nhập. Hiện nay, mặc dù được nhà nước rất quan tâm , bạn bè quốc tế trợ giúp trong đào tạo, đội ngũ cán bộ nhân viên của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, pháp luật, ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán...trong khi hội nhập đòi hỏi điều kiện tiên quyết là đầu tư cho con người, để họ có đủ khả năng gánh vác những nhiệm vụ đặt ra, khắc phục khó khăn thách thức và tận dụng cơ hội triển vọng của hội nhập. Đội ngũ hiện nay chưa đáp ứng hoàn toàn những đòi hỏi, yêu cầu do quá trình hội nhập đặt ra cả về
101
lượng và chất. Do vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về hội nhập trong tương lai là hết sức cần thiết và cần được gắn với chiến lược phát triển con người một cách đồng bộ với các cơ sở kết cấu thượng tầng khác, phục vụ cho quá trình hội nhập ngày một sâu rộng.
Chính vì chưa đáp ứng được các yêu cầu trên của quá trình hội nhập vào thị trường thế giới mà sự phát triển của thị truờng nội địa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, cụ thể là:
- Việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thông qua các cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ có thể tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam.
- Việc thực hiện, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về qui trình, chất lượng sản phẩm... sẽ ngày càng trở nên khắt khe, vừa tạo ra áp lực cao buộc các nhà kinh doanh trong nước phải nâng cao chất lượng hoạt động, vừa tạo nên những rủi ro nhiều hơn trước các vụ kiện có thể xảy ra cho các doanh nghiệp Việt Nam. - Khả năng giữ vững và kiểm soát thị trường trong nước sẽ trở nên ngày càng khó khăn hơn trước những loại hình phân phối, tổ chức bán hàng hiện đại mà từ trước tới nay Việt Nam chưa có hoặc ít có kinh nghiệm hoạt động.