Đổi mới công tác quản lý thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

III. Một số vấn đề liên quan đến phát triển thị trường nội địa ở nước ta thờ

2. Đổi mới công tác quản lý thị trường

Trải qua gần 50 năm hoạt động, đặc biệt thực hiện đường lối đổi mới từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay, công tác Quản lý thị trường có nhiều thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại góp phần ổn định và phát triển thị trường trong nước qua từng thời kỳ.

Duới đây là một số nét lớn về đổi mới công tác Quản lý thị trường ở nước ta.

- Tổ chức lại công tác Quản lý thị trường theo hướng gắn trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Thương mại với tổ chức bộ máy chuyên trách.

Tổ chức Quản lý thị trường được thành lập từ năm 1957, đến năm 1985 ở Trung ương có Ban Quản lý thị trường Trung ương trực thuộc Chính phủ, sau đổi tên là Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương; ở các địa phương thành lập Ban Quản lý thị trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và khu tự trị. Thành phần Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương bao gồm đại diện các Bộ, ngành hữu quan và hoạt động mang tính chất kiêm nhiệm.

Tiếp theo, giai đoạn 1986-1990 nhằm tăng cường cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) quyết định thành lập thêm 2 Ban công tác đặc nhiệm phía Bắc và phía Nam.

Đến tháng 12/1991, để thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 398/HĐBT về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về Quản lý thị trường trên cơ sở hợp nhất các Ban công tác đặc nhiệm phía Nam, phía Bắc với Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương. Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với các thành viên đại diện các Bộ: Thương mại-Du lịch, Nội vụ (nay là Công An), Tài chính, Quốc phòng, Văn hoá -Thông tin và Thể thao, Giao thông vận tải và Bưu điện, Thanh tra Nhà nước, Ngân hàng Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Bộ đội Biên phòng. Tuy nhiên, hoạt động của các thành viên của Ban chỉ đạo Quản lý thị trường Trung ương vẫn mang tính kiêm nhiệm, mặc dù năm 1985 Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập các Đội Quản lý thị trường trực thuộc Ban chỉ đạo Quản lý thị trường tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và cấp huyện, thị xã trong cả nước.

72

Năm 1994, tại Nghị định sè 35/CP, Chính phủ quyết định giao Bộ Thương mại thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước.

Sự kiện này đánh dấu việc tổ chức lại công tác quản lý thị trường theo hướng gắn trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Thương mại.

Tiếp theo, ngày 23/01/1995 Chính phủ ban hành Nghị định sè 10/CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Quản lý thị trường, trong đó quy định Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến cấp huyện có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

- Nâng cao năng lực thi hanh công vụ và tiêu chuẩn hoá công chức quản lý thị trường.

Đội ngũ c«ng chøc quản lý thị trường được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: lực lượng vũ trang (quân đội, công an), học sinh và các loại công chức khác, với đặc điểm đầu vào chưa có trường lớp đào tạo chuyên về công tác quản lý thị trường và phần nhiều trình độ văn hoá còn hạn chế, trong khi yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ ngày càng to lớn và phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao năng lực thi hành công vụ và tiêu chuẩn hoá công chức quản lý thị trường là yêu cầu bức thiết. Đồng thời đây cũng là đòi hỏi về đổi mới đội ngũ cán bộ mà Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đặt ra. Cùng với việc tổ chức lại công tác quản lý thị trường nói trên, các yêu cầu quy định về nâng cao năng lực thi hành công vụ và tiêu chuẩn hoá công chức quản lý thị trường được đặt ra trong giai đoạn mới. Cụ thể, trước đây Thẻ kiểm tra thị trường được cấp cho công chức quản lý thị trường trực tiếp kiểm tra kiểm soát thị trường với điều kiện là công chức được xếp lương vào ngạch kiểm soát viên thị trường, được phân công làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát thị trường, thì nay tiêu chuẩn để được cấp thẻ phải tốt nghiệp đại học thuộc khối kinh tế hoặc pháp lý, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát thị trường (theo chương trình của Bộ Thương mại và có chứng chỉ), công tác trong ngành quản lý thị trường từ 03 năm trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, không bị vi phạm kỷ luật. Ngoài ra, yêu cầu tiêu chuẩn hoá nghiệp vụ công chức quản lý thị trường được Bộ Thương mại chính thức ban hành (1995). Theo đó đến nay đã có 4 ngạch công chức quản lý thị trường (Kiểm soát viên cao cấp thị trường, Kiểm soát viên chính thị trường, Kiểm soát viên thị trường và Kiểm soát viên trung cấp thị trường) với

73

những quy định cụ thể về chức trách, nhiệm vụ, hiểu biết và yêu cầu trình độ khác nhau.

Những yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức quản lý thị trường và năng lực thi hành công vụ của quản lý thị trường đã đặt ra nhiệm vụ phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng quản lý thị trường về những kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, pháp luật, nhất là những kỹ năng nghiệp vụ về kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm... Bên cạnh đó là đòi hỏi nâng cao trình độ văn hoá nói chung của đội ngũ.

Dưới đây là bảng thống kê so sánh kết quả đạo tạo bồi dưỡng về trình độ văn hoá của lực lượng quản lý thị trường cả nước năm 2000 (tính đến 31/12/2000) và 2005 (tính đến 31/3/2005): Chỉ tiêu Năm Tổng số CBCC Trình độ ĐH Trình độ CĐ và Trung cấp Số

lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Năm 2000 4.700 792 16,85 1.806 38,43

Năm 2005 5.100 1.944 38,12 2224 43,61

- Xây dựng lực lượng quản lý thị trường theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ.

Đáp ứng yêu cầu đổi mới, ngày 03/01/1996 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 12/TW về việc “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, trong đó nêu rõ: đặt sự phát triển lưu thông hàng hoá và hoạt động của các doanh nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước, khuyến khích phát huy mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường; bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển. Tiếp theo, Nghị quyết đặt ra: “xây dựng lực lượng quản lý thị trường theo yêu cầu chính quy, tổ chức chặt chẽ”. Có thể nói đây là một định hướng quan trọng và cơ bản trong việc tổ chức lại lực lượng quản lý thị trường trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ Thương mại đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thị trường, như: quy chế công tác của công chức kiểm soát thị trường (1996); hệ thống các mẫu ấn chỉ sử dụng thống nhất trong hoạt động kiểm tra kiểm soát và xử lý các vi phạm hành

74

chính của lực lượng quản lý thị truờng (1996, 2003), quy định về ghi chép sổ nhật ký theo dõi hoạt động kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; quy định về quản lý và sử dụng thẻ kiểm tra thị trường, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, biển hiệu quản lý thị trường (2001); quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục quản lý thị trường địa phương và của Cục Quản lý thị trường (2001, 2004); xây dựng Quy chế thi nâng ngạch kiểm soát viên chính thị trường…

- Tiếp tục việc đổi mới công tác quản lý thị trường đáp ứng đòi hỏi kinh tế thị trường trong điều kiện trong hội nhập kinh tế của nước ta

Qua 20 năm đổi mới, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Thương mại, từ một tổ chức liên ngành, kiêm nhiệm, nay quản lý thị trường đã trở thành lực lượng chuyên trách với 64 Chi cục, gần 500 Đội và hơn 5.000 cán bộ công chức quản lý thị trường trong cả nước. Đây thực sự là một lực lượng quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại góp phần tích cực ổn định và phát triển thị trường ở nước ta.

Chỉ tính từ năm 1995 đến nay, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra xử lý gần 900.000 vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại về buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại với tổng số tiền phạt hành chính và bán hàng tịch thu nộp công quỹ gần 1500 tỷ đồng.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả trên, công tác quản lý thị trường cũng bộc lộ một số bất cập và hạn chế về nhận thức những tác động của quy luật kinh tế thị trường, nhận thức về cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước và những đòi hỏi mới của cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập; những yếu kém về năng lực trình độ của đội ngũ kiểm soát viên thị trường trong thi hành công vụ và nhất là những biểu hiện tiêu cực của một bộ phận cán bộ công chức quản lý thị trường.

Trước những đòi hỏi của quản lý nhà nước đối với kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập ở nước ta, công tác quản lý thị trường cần được tiếp tục đổi mới một cách toàn diện.

Trước hết, về nhận thức thị trường với tư cách là đối tượng của kiểm tra, kiểm soát. Thị trường trong nước phải được hiểu là bộ phận gắn với thị trường thế giới. Trong điều kiện hội nhập, thị trường nước ta sẽ chịu tác động hơn bao giờ hết trực tiếp các qui luật kinh tế cơ bản (cạnh tranh, cung cầu và giá trị) và đương nhiên chúng ta phải đối mặt với những mặt trái của nó là buôn lậu, hàng

75

giả và gian lận thương mại. Về xu hướng, buôn lậu sẽ giảm về diện do hàng rào quan thuế và phi quan thuế cắt giảm, nhưng tính chất và qui mô sẽ lớn và nguy hiểm, tinh vi hơn nhiều, trong khi hàng giả xâm phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại gia tăng và đa dạng, phức tạp hơn nhiều. Theo đó, những hành vi bất hợp pháp như cạnh trạnh không lành mạnh (độc quyền, phá giá, đầu cơ, kinh doanh đa cấp bất chính …) sẽ xuất hiện nhiều. Với thị trường nước ngoài, hiện tại và tương lai thị trường Trung Quốc đang và sẽ tác động lớn đối với nước ta theo cả 2 hướng thuận lợi và khó khăn, triển vọng và thách thức. Vì vậy, chúng ta cần phải có chiến lược đối với thị trường này nhằm phát triển kinh tế thương mại của ta và hạn chế những tiêu cực của hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Hội nhập kinh tế thế giới là quá trình quốc tế hoá luật lệ kinh tế - thương mại toàn cầu, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi điều chỉnh của pháp luật nước ta, đồng thời theo đó các nội dung của cơ chế kiểm soát khác như: tổ chức hệ thống kiểm soát, qui trình kiểm soát và nguồn lực kiểm soát cũng phải được thay đổi cho phù hợp.

Về tổ chức hệ thống quản lý thị trường: Nghị định số 10/CP của Chính phủ qui định tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Quản lý thị trường đến nay đã 10 năm, nên đã đến lúc chúng ta cần phải tổng kết đánh giá lại hệ thống tổ chức này cho phù hợp yêu cầu của thời kỳ hội nhập. Hiện tại một số nước như Cộng hoà Pháp tổ chức Tổng cục Cạnh tranh và trấn áp gian lận thương mại; Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tổ chức Tổng cục Quản lý Hành chính công thương mà phạm vi quản lý kiểm soát gồm cả những lĩnh vực đăng ký kinh doanh, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh… là những mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát mà chúng ta cần tham khảo.

Một nội dung quan trọng khác là đổi mới công tác quản lý thị trường. Hoạt động quản lý thị trường dưới góc độ kiểm tra, kiểm soát từ trước đến nay chỉ tập trung vào khâu chống, khâu phòng còn bỏ trống do vậy luôn bị động trước những hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại xảy ra. Để khắc phục tình trạng này cần tổ chức và làm tốt công tác dự báo tình hình để chủ động ngăn chặn và xử lý. Hơn nữa, công tác quản lý thị trường không chỉ dừng lại ở mặt kiểm tra, kiểm soát mà cần phải thể hiện toàn diện trên mọi mặt hoạt động như: đẩy mạnh công tác tuyền truyền, giáo dục về chính sách pháp luật đến từng đơn vị kinh doanh cũng như mỗi người dân; hay công tác nghiên cứu đưa

76

ra các kiến nghị về biện pháp quản lý, tham mưu đối với các cấp có thẩm quyền…

Mặt khác, sự xuất hiện ngày càng nhiều những hoạt động thương mại mới và hiện đại như thương mại điện tử, mua bán hàng hoá vô hình…; hoạt động buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại cũng xuất hiệnnhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý thị trường càng phải được tổ chức một cách khoa học, trong đó đặc biệt là phải nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra xử lý của kiểm soát viên thị trường theo kịp với yêu cầu của tình hình mới.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế ở nước ta là quá trình phấn đấu với nhiều khó khăn, phức tạp. Đây là trách nhiệm chung của Đảng và Nhà nước ta, của các Bộ Ngành và chính quyền các cấp địa phương, trong đó trách nhiệm của Bộ Thương mại là rất nặng nề với chức năng quản lý Nhà nước về Thương mại và thống nhất chỉ đạo công tác Quản lý thị trường cả nước.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)