Kết cấu hạ tầng cho phát triển thị trường trong nước ngày càng hoàn

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

I. Đặc điểm của thị trường trong nước và quá trình phát triển thị trường nộ

2. Đặc điểm của thị trường nội địa nước ta thời kỳ sau 1986 tới nay

2.6. Kết cấu hạ tầng cho phát triển thị trường trong nước ngày càng hoàn

thiện

Kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 1996 cả nước có gần 5.000 chợ đến năm cuối 2004 tăng lên 8.751 chợ với sự đa dạng của loại hình tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý, trong đó đã và đang xuất hiện một số chợ đầu mối nông sản cấp vùng vầ cấp tỉnh và chợ chuyên doanh. Các hình thức kinh doanh tiên tiến như Trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tự phục vụ, hội chợ - triển lãm thương mại, trung tâm giao dịch hàng hóa... đang hình thành và phát triển ở khu vực thành thị cũng như ở các vùng kinh tế trọng yếu. Năm 1997 cả nước mới có một số ít siêu thị (chủ yếu ở thành phố HCM), đến năm 2004 đã có 681 trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự chọn ở 21 tỉnh, thành phố. Ngoài siêu thị của doanh nghiệp nhà nước, siêu thị thuộc sở hữu tư nhân, còn có siêu thị của HTX đang phát triển mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh và bước đầu phát triển ở Hà Nội. Nhìn chung, tại các siêu thị, hàng hóa phong phú và đa dạng về mẫu mã chủng loại, giá bán ổn định, chất lượng hàng hóa bảo đảm, phương thức phục vụ văn minh, tạo sự tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng. Bên cạnh những mặt tích cục đó thì vẫn còn những hạn chế và yếu kém đó là: Kết cấu hạ tầng thương mại có bước phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tuy số chợ phát triển tương đối nhanh, nhất là từ khi có Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ nhưng chủ yếu là chợ hạng III (cấp độ chợ nhỏ nhất). Hiện tại, còn gần 3.500 xã chưa có chợ. Trong số chợ đang hoạt động, nhiều chợ đã xuống cấp, cơ sở vật chất-kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu. Tình trạng chợ họp tự phát, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, không bảo đảm vệ sinh môi

45

trường, vệ sinh an toàn thực phẩm...còn khá phổ biến. Do nhiều nguyên nhân, một số chợ xây xong nhưng hoạt động kém hoặc không có hiệu quả (chiếm gần 2% tổng số chợ) gây lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước và của dân. Hình thức tổ chức kinh doanh văn minh, hiện đại mới hình thành và phát triển ở thành phố, thị xã lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)