Về cơ chế kinh doanh hàng hoá trên thị trường nội địa

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 107 - 109)

II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam

3. Mục tiêu cụ thể phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-

3.3. Về cơ chế kinh doanh hàng hoá trên thị trường nội địa

Mục tiêu trong giai đoạn tới là tiếp tục đổi mới cơ chế kinh doanh các loại hàng hoá trên thị trường nội địa theo hướng tự do, minh bạch, rõ ràng và tuân theo các qui luật của thị trường, hạn chế tối đa những can thiệp mang tính

108

chất hành chính của nhà nước tới hoạt động kinh doanh của các loại hàng hoá trên thị trường nội địa.

Nhóm các loại hàng hoá thông thường, tự do kinh doanh:

Nhóm hàng hóa thông thường bao gồm các loại hàng hóa được phép kinh doanh, lưu thông một cách tự do trên thị trường, không hạn chế về điều kiện kinh doanh nhưng cần phải bảo đảm một số yêu cầu sau:

- Toàn bộ hàng hóa kinh doanh trên thị trường đô thị được kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên.

- Hàng hóa kinh doanh trên các địa bàn khác phải tuân thủ đầy đủ các quy định về chất lượng, đóng gói, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Giá cả hàng hóa được quyết định bởi thị trường, đảm bảo hợp lý ở mức cạnh tranh do giảm được các chi phi không cần thiết, trong đó phấn đấu giá cả hàng hóa bán trong các siêu thị, trung tâm thương mại là cạnh tranh nhất.

- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được quyền kinh doanh, phân phối các loại hàng hóa này trên thị trường và bảo đảm tuân thủ các qui định của pháp luật.

Nhóm các loại hàng hóa cần áp dụng các cơ chế quản lý kinh doanh đặc thù:

Nhóm này bao gồm các loại hàng hóa đặc biệt đòi hỏi những điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật đặc thù, các hàng hóa có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, các hàng hóa có ảnh hưởng tới đạo đức, truyền thống văn hóa...

Mục tiêu chung là củng cố, hoàn thiện những qui chế, qui định trong quản lý kinh doanh các mặt hàng này theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với những nguyên tắc hoạt động của thị trường song vẫn phải bảo đảm khả năng kiểm soát của Nhà nước, cụ thể:

- Xăng, dầu: Cơ chế xác định giá bán trong nước do cung – cầu trên thị trường quyết định; Cải tiến cơ chế xác định và áp dụng thuế nhập khẩu để bảo đảm điều tiết hợp lý và kịp thời trước những biến động về giá cả trên thị trường thế giới; Tiếp tục duy trì các điều kiện kinh doanh nhập khẩu để bảo đảm an ninh năng lượng và đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước trong mọi

109

tình huống; Tiến tới việc cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển các cửa hàng bán lẻ trên phạm vi cả nước trên cơ sở đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường và qui hoạch của Nhà nước.

- Thuốc chữa bệnh: Xóa bỏ giấy phép nhập khẩu, cho phép các thành phần kinh tế tham gia nhập khẩu trên cơ sở đáp ứng hệ thống các tiêu chuẩn được công bố và cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực này.

Củng cố khâu lưu thông, phân phối thuốc để xử lý tốt được mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà nhập khẩu nhà phân phối, bệnh viện và người sử dụng trong quá trình lưu thông mặt hàng này, xóa bỏ tình trạng thao túng giá cả, thị trường.

Xây dựng và ban hành quy chế, điều kiện kinh doanh bán lẻ thuốc chữa bênh trên cơ sở nâng cao các tiêu chuẩn về trình độ quản lý, chuyên môn của người kinh doanh... để đảm bảo kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc, giá cả trên thị trường.

- Rượu, thuốc lá: Xây dựng quy chế kinh doanh và điều kiện kinh doanh phân phối, bán lẻ để bảo đảm sức khỏe cộng đồng, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Một số mặt hàng khác như văn hóa phẩm, vật phẩm phục vụ nhu cầu giải trí...: Cần xác định cơ chế quản lý, kinh doanh phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)