II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam
3. Mục tiêu cụ thể phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-
3.2. Về kết cấu hạ tầng trong thương mại nội địa
Chợ:
Mục tiêu đặt ra đối với phát triển hệ thống chợ trong giai đoạn 2006 - 2010 là sẽ được đầu tư xây dựng mới theo hướng bổ sung giữa mô hình truyền thống và hiện đại, nhằm tạo nhiều tầng, cấp trao đổi hàng hóa phù hợp với các loại địa bàn khác nhau.
Dự kiến số lượng chợ tăng trung bình 5%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, nâng tổng số chợ trên địa bàn cả nước lên khoảng 11.200 chợ. Đến năm 2010, mật độ chợ đạt 0,33 chợ/10 km2 (tăng 12,5%); số chợ trên 01 phường, xã đạt khoảng 1,2 chợ; số chợ trên 10 ngàn dân đạt 1,25 chợ.
105
Đối với địa bàn tại các xã, thị tứ ở khu vực nông thôn, miền núi: tập trung đầu tư để gia tăng số lượng chợ có qui mô loại II, loại III để đáp ứng nhu cầu mua bán của dân cư, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các địa bàn.
Đối với địa bàn các thị trấn, thị xã: tập trung mở rộng và đầu tư xây dựng mới hệ thống các chợ loại I, loại II; hạn chế gia tăng số lượng các chợ có qui mô nhỏ, chợ loại III nhằm thúc đẩy các hình thức mua bán hàng hóa, nông sản với số lượng lớn.
Chợ đầu mối được hình thành dựa trên sự hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng sản xuất nông sản lớn bảo đảm tốt khâu thu gom, phân luồng hàng hóa và phục vụ tốt hoạt động xuất - nhập khẩu.
Các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng và khai thác chợ được Nhà nước khuyến khích theo hướng xã hội hóa, không phân biệt thành phần kinh tế; Thu hút ngày càng nhiều đối tượng vào tham gia kinh doanh trong hệ thống chợ, đồng thời nâng cao tính chuyên môn hóa của các chủ thể kinh doanh nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ.
Tỷ trọng hàng hóa giao dịch thông qua hệ thống chợ chiếm khoảng 50% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.
Siêu thị và trung tâm thương mại:
Tập trung củng cố mở rộng và nâng cao chất lượng của hệ thống siêu thị trên cả nước, hình thành nên các trung tâm mua bán đa dạng, hiện đại phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.
- Đến năm 2010, các siêu thị loại I và loại II chiếm tỷ trọng 50% tổng số siêu thị trong cả nước; xóa bỏ các siêu thị không đáp được các tiêu chuẩn phân loại.
- Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại vươn tới tất cả các thành phố, khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu đô chế xuất và một số thị xã, huyện lỵ.
106
- Đến năm 2010, số lượng hàng hóa và dịch vụ giao dịch thông qua hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại chiếm 40% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.
- Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại trở thành xương sống của hệ thống phân phối bản lẻ ở Việt Nam trong giai đoạn tới, đồng thời kích thích phát triển mạnh mẽ các loại hình bán lẻ khác kể cả chợ truyền thống. Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại sẽ phải gắn liền với các khu vui chơi, giải trí, vừa phục vụ nhu cầu mua sắm, vừa trở thành nơi giao lưu, gặp gỡ và giải trí của người dân.
- Không phân biệt các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại.
Cửa hàng bán lẻ:
- Giai đoạn 2006 – 2010, các cửa hàng bán lẻ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên các địa bàn nông thôn, miền núi nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán hàng hóa tiêu dùng và tư liệu sản xuất của nhân dân.
- Ở khu vực đô thị, các cửa hàng bán lẻ chuyển hướng tập trung vào kinh doanh các mặt hàng đặc sản, truyền thống tại các khu chuyên doanh phục vụ khách du lịch.
- Tỷ trọng hàng hóa giao dịch thông qua các cửa hàng bán lẻ chiếm khoảng 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội.
- Các đối tượng tham gia kinh doanh chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể có qui mô vốn nhỏ.
Hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ thương mại:
- Trong giai đoạn 2006 – 2010, hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng hỗ trợ thương mại bao gồm hệ thống kho, bãi, trung tâm đóng gói, phân loại hàng hóa... để phục vụ tốt cho sản xuất và lưu thông hàng hóa giữa các vùng, miền trong cả nước với chi phí hợp lý, đảm bảo khả năng cạnh tranh.
- Đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại gắn liền với hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... cũng như với các khu vực sản xuất hàng hóa.
107
- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ thương mại. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện tử:
Bên cạnh hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại truyền thống, hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại phi truyền thống như thương mại điện tử sẽ có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. Hệ thống kết cấu hạ tầng này chủ yếu bao gồm hệ thống máy tính, mạng viễn thông, các thiết bị tin học và các chương trình, phần mềm công nghệ. Từng bước xây dựng và củng cố hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện tử để đến năm 2010 đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:
- Khoảng 60% doanh nghiệp có qui mô lớn tiến hành giao dịch thương mại điện tử dưới hình thức doanh nghiệp – doanh nghiệp (B2B); Khoảng 80% doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ tiến hành giao dịch thương mại điện tử dưới hình thức doanh nghiệp – người tiêu dùng (B2C) hoặc B2B; Khoảng 10% hộ gia đình tiến hành giao dịch thương mại điện tử dưới loại hình B2C hoặc người tiêu dùng – người tiêu dùng (C2C).
- Các chào thầu mua sắm của Chính phủ được công bố trên các trang tin điện tử của các cơ quan Chính phủ và ứng dụng giao dịch điện tử trong mua sắm chính phủ.
- Tập trung đầu tư củng cố hệ thống kết cấu hạ tầng trong thương mại điện tử thông qua hoạt động đầu tư của khu vực nhà nước và các doanh nghiệp FDI.