Về chủ thể tham gia thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 104)

II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam

3. Mục tiêu cụ thể phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-

3.1. Về chủ thể tham gia thị trường

Trong giai đoạn 2006-2010 các chủ thể tham gia thị trường trong nước phải đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:

- Tỷ trọng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội của khu vực doanh nghiệp nhà nước được giữ vững, chiếm khoảng 10% vào năm 2010; Tỷ trọng khu vực doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam ngoài quốc doanh giảm nhẹ, chiếm 74-76%; Tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp vốn FDI tăng đáng kể, chiếm 12-14% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội của cả nước

- Đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung vốn kinh doanh của các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam nhằm hình thành và phát triển các nhà sản xuất, nhà phân phối hàng hoá lớn, có tính chuyên nghiệp cao. Trong đó:

+ Các doanh nghiệp nhà nước: tập trung củng cố năng lực sản xuất, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm trong một số lĩnh vực đòi hỏi qui mô vốn đầu tư lớn như sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu..., làm nòng cốt đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

104

+ Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 100% vốn trong nước: nhanh chóng hình thành số lượng và quy mô các nhà phân phối tổng hợp chuyên nghiệp. Xây dựng các kênh phân phối và hình thức phân phối đa dạng, linh hoạt để chiếm lĩnh những địa bàn, thị trường ngách, thị trường đặc thù mà các doanh nghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài ít có lợi thế để cạnh tranh, khai thác.

- Đối với các doanh nghiệp có vốn FDI: đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước, kích thích sự tham gia đóng góp chung vào sự phát triển của thị trường trong nước. Khuyến khích các doanh nghiệp FDI mở rộng sự liên kết với các nhà sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và miền núi nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ở những khu vực này, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch tích cực cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tận dụng mạng lưới phân phối quốc tế của các nhà phân phối này đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài, mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế vào hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa, xóa bỏ hoặc đơn giản hóa các điều kiện gia nhập và rút khỏi thị trường đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)