Những hạn chế và mâu thuẫn lớn

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)

I. Đặc điểm của thị trường trong nước và quá trình phát triển thị trường nộ

1. Quá trình phát triển thị trường và thị trường nội địa ở Việt Nam

1.2.2. Những hạn chế và mâu thuẫn lớn

Một là, thị trường trong nước về cơ bản vẫn manh mún và nhỏ lẻ. Sản xuất hàng hoá ở nước ta vẫn đang ở trình độ thấp, phân tán, thiếu các vùng sản xuất hàng hoá chuyên môn hóa tập trung phù hợp với yêu cầu của thị trường. Do đầu tư sản xuất dàn trải, nặng hình thức phong trào không gắn với thị trường tiêu thụ nên không tạo được nguồn cung nội địa đủ mạnh để thắng thế hàng ngoại. Nhu cầu tiêu dùng đa dạng nhưng do thu nhập phố biến thấp nên sức mua hạn chế, nhỏ lẻ và hay thay đổi. Thị trường nhỏ, manh mún tạo sự khó khăn cho cả nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Các chủ thể tham gia thị trường hầu hết tiềm lực nhỏ , sức cạnh tranh yếu và với phương thức kinh doanh của người buôn bán nhỏ.

Hai là, thiếu chiến lược đúng đắn và chính sách hợp lý cho phát triển thị trường nên dễ khủng hoảng. Trong những năm qua chúng ta tập trung nhiều cho chiến lược xuất khẩu, chiến lược phát triển thị trường trong nước chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu nghiên cứu và sử dụng các phương pháp khoa học trong cân đối tổng cung và tổng cầu hàng hoá trong nước cả ngắn hạn và dài

36

hạn nên bị động, lúng túng. Hệ thống thu thập, xử lý thông tin thị trường trong nước yếu nên sự dự đoán khuynh hướng thị trường và cảnh báo với người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng thiếu chính xác, không kịp thời. Tính đồng bộ, minh bạch và nhất quán trong chính sách vĩ mô chưa cao đã tác động không nhỏ đến thu hút đầu tư, tổ chức thị trường và phát triển bền vững thị trường trong nước. Thị trường vốn là thể thống nhất nhưng trong chỉ đạo điều hành, thực thi chính sách lại nặng về địa giới hành chính, cục bộ địa phương đã phá vỡ thị trường , lãng phí đầu tư và giảm thấp vai trò nhà nước trung ương. Thực tế xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng chợ, trung tâm thương mại, xây dựng các nhà máy xi măng, cảng biển... minh chứng rõ nhất cho vấn đề trên.

Ba là, tình trạng lũng đoạn thị trường có khuynh hướng gia tăng.

Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước không hợp lý đã làm cho các nhà sản xuất trong nước ỷ lại, hạn chế sự cạnh tranh tích cực trên thị trường. Trên thị trường xuất hiện sự liên minh ngầm để chi phối khống chế thị trường, lũng đoạn thị trường, mà Nhà nước rất khó can thiệp. Nhiều bất ổn và cơn sốt trên thị trường gần đây cho thấy có những thế lực phi kinh tế chi phối. Nhà nước khó điều tiết được quan hệ cung cầu nên không định hướng được thị trường theo các mục tiêu của mình. Đặc biệt vấn đề điều tiết giá cả của nhà nước chỉ là mong muốn không thể thực hiện được, trong một vài trường hợp nguyên nhân tăng giá là do chính sách của nhà nước. Thị trường ngầm không kiểm soát được có xu hướng gia tăng. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng đã trở thành quốc nạn. Tính tự phát của thị trường hàng hóa trong nước rất cao.

Bốn là, chưa hình thành hệ thống thị trường đồng bộ đúng nghĩa của kinh tế thị trường. Nhiều yếu tố quan trọng của sản xuất và đời sống chưa được thị trường hoá. Thực tế những năm qua, thị trường hàng hoá - dịch vụ được tôn trọng và có sự phát triển. Thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ ... còn bị đóng băng. Nhiều yếu tố đầu vào quan trọng của của sản xuất kinh doanh chưa được thị trường hóa công khai như đất đai, lao động, quản lý ... đã làm sai lệch kết quả đầu ra. Sự can thiệp phi kinh tế trong nhiều trường hợp của Nhà nước vào thị trường đã làm biến dạng nó và tạo nên các thị trường ngầm. Vấn đề quan trọng ở đây là nhận thức không đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường ở nước ta.

37

Năm là, sự phân hoá giàu nghèo và chênh lệch mức sống đã diễn ra ở nước ta khá mạnh mẽ. Điều này đã dẫn tới các lớp thị trường, sự khu vực hoá thị trường theo nhu cầu thanh toán phi địa giới hành chính được hình thành. Sự điều tiết của Nhà nước đối với thị trường và hoạt động của các chủ thể kinh doanh chưa theo đó mà thay đổi cho thích ứng với từng lớp thị trường khác nhau. Các nhà kinh tế học đã khẳng định khuynh hướng phát triển không đồng đều giữa các vùng, các ngành, các địa phương là người bạn của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường không phải hướng vào thoả mãn nhu cầu nói chung mà thoả mãn nhu cầu có khả năng thanh toán. Các nhà kinh doanh chỉ đầu tư vào những ngành, những khu vực có khả năng đem lại lợi nhuận, nhanh chóng đem lại lợi nhuận và có lợi nhuận cao. Họ sẽ bỏ qua các nhu cầu, các khu vực, các vùng ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận. Những nơi có lợi nhuận cao như các đô thị lớn, vùng có tiềm năng sẽ thu hút mạnh mẽ đầu tư và phát triển. Các vùng phát triển sẽ thu hút nguồn lực ở các khu vực lân cận để tiếp tục phát triển cao. Điều này sẽ làm suy kiệt các khu vực xung quanh tạo ra sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng phát triển và chậm phát triển. Các nhà kinh tế học gọi là tình trạng sa mạc hoá trong kinh tế. Đó là thách thức đối với các chính phủ.

Sáu là, sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường và thương mại đã có nhiều đổi mới song còn nhiều bất cập. Đổi mới trước hết là cơ chế quản lý thị trường. Từ cơ chế trực tiếp can thiệp, kiểm tra kiểm soát thị trường là chủ yếu chuyển sang cơ chế tác động gián tiếp và tạo lập môi trường cho kinh doanh trên thị trường. Các chính sách quản lý và công cụ quản lý của Nhà nước đối với thị trường được nghiên cứu kỹ và thông thoáng hơn. Nhà nước đã tạo lập được môi trường pháp lý cho các hoạt động trên thị trường. Sự tự do, bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động trên thị trường được đảm bảo bằng pháp luật. Bộ máy quản lý nhà nước về thị trường, thương mại đã được sắp xếp lại theo hướng tinh giản, hiệu quả. Các thủ tục hành chính cản trở , gây phiền hà cho sản xuất kinh doanh liên tục được sửa đổi và bãi bỏ. Nhưng những đổi mới trên đây còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu và những tác động tích cực cuả những thay đổi đó với thị trường chưa thật rõ nét và đặt ra sự đòi hỏi cấp thiết hơn. Nếp suy nghĩ và điều hành kiểu bao cấp vẫn còn nặng trong bộ máy quản lý nhà nước và đội ngũ công chức.

Bảy là, trên thị trường đang tồn tại những ách tắc và mâu thuẫn lớn. Nói chung thị trường hàng hoá ,dịch vụ ở Việt nam mới bước đầu hình thành và

38

trình độ còn thấp. Trên thị trường đang bộc lộ những mâu thuẫn lớn và phức tạp không dễ giải quyết triệt để. Trước hết là mâu thuẫn giữa sự biến đổi nhanh chóng của thực tiễn thị trường với những lý luận cũ. Giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính ứng phó ,giải quyết hậu quả hơn là phòng ngừa và dự báo do thiếu lý luận, các nhà kinh tế học Trung quốc gọi là thiếu chủ thuyết. Mâu thuẫn thứ hai là quản lý điều tiết của nhà nước với điều tiết của thị trường. Chưa tìm ra được hợp điểm giữa “bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình”, trong thực tế xẩy ra cái gì không quản lý được thì cấm hoặc dùng các biện pháp hành chính. Mâu thuẫn giữa phát triển sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn. Điều này tạo ra sự tập trung hoá cao ở các trọng điểm còn các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chậm phát triển và không đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Mâu thuẫn lớn nữa là yêu cầu tập trung thống nhất trong tổ chức quản lý thị trường với lợi ích riêng của các bộ ngành, địa phương. Quản lý và điều tiết thị trường lẽ ra phải tập trung quyền lực cho Bộ thương mại nhưng lại chia cắt thành nhiều mảng, nhiều công đoạn, nhiều lực lượng do vậy thiếu thống nhất và hiệu lực kém. Ở Việt nam đàm phán thống nhất với bên ngoài dễ hơn với bên trong.

Những vấn đề trên đòi hỏi phải có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để cho thị trường hàng hoá trong nước phát triển ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)