I. Đặc điểm của thị trường trong nước và quá trình phát triển thị trường nộ
2. Đặc điểm của thị trường nội địa nước ta thời kỳ sau 1986 tới nay
2.1. Hệ thống thị trường trong nước đồng bộ, thống nhất, ổn định và thông
suốt trong cả nước
Tại thị trường thành thị (nhất là tại các thành phố và thị xã lớn), xu hướng tiếp cận với các hình thức tổ chức thương mại văn minh, hiện đại phát triển tương đối nhanh, bước đầu, thị trường thành thị đã thể hiện được vai trò trung tâm và đầu mối giao lưu kinh tế, phát luồng bán buôn.
Thị trường nông thôn từng bước phát triển và mở rộng với sự đa dạng của loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, đã dần chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ chỗ hàng năm phải nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực và nhiều hàng nông sản khác, đến nay, thị trường nông thôn chẳng những đã cung cấp đủ đại bộ phận các mặt hàng cho nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nước, hàng
39
chính sách cho đồng bào miền núi, tiêu thụ hàng hoá sản xuất trong nước và của nhập khẩu mà còn tạo ra một nguồn hàng xuất khẩu ngày càng nhiều.
Thị trường và hoạt động thương mại ở miền núi có sự phát triển khá rõ nét, góp phần chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Tuy sự phát triển của thị trường còn có sự chênh lệch giữa các vùng (nhất là giữa thành thị và nông thôn) nhưng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của khu vực miền núi đã tăng lên rõ rệt, ví dụ như vùng Đông Bắc năm 1995 chiếm tỷ trọng 4,9%, năm 2000 tăng lên 5,3%, tương ứng vùng Tây Bắc là 1,08 và 2,4, vùng Tây Nguyên là 2,5 và 3,46. Tuy nhiên sự phát triển của thị trường nội địa còn mang nặng tính tự phát, thiếu tính bền vững; các mô hình tổ chức thị trường thích hợp chậm được xác lập và triển khai thực hiện. Nhìn chung, thị trường nội địa chưa xác lập được các mô hình tổ chức hoạt động thương mại có tính hệ thống, tính liên kết cao và ổn định, gắn bó với sản xuất, bám sát với tiêu dùng, phù hợp với dung lượng thị trường của từng địa bàn cụ thể, bảo đảm lưu thông thông suốt và ngày càng mở rộng, bảo đảm mua bán thuận lợi và ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều hàng hóa chưa định hình được kênh lưu thông. Mối liên kết giữa lưu thông với sản xuất, giữa các khâu và các công đoạn trong quá trình lưu thông hàng hóa, giữa các loại hình tổ chức và các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực lưu thông chưa được xác lập một cách hợp lý, dựa trên cơ sở hài hoà về lợi ích. Các hình thức tổ chức kinh doanh thương mại như chợ, trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn và bán lẻ, siêu thị... chậm được qui hoạch và triển khai