Những thành tựu nổi bật

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

I. Đặc điểm của thị trường trong nước và quá trình phát triển thị trường nộ

1. Quá trình phát triển thị trường và thị trường nội địa ở Việt Nam

1.2.1. Những thành tựu nổi bật

Một là, qui mô thị trường hàng hoá trong nước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Lượng cung trên thị trường tăng trưởng với mức cao trên 10% /năm. Cung được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau ở trong nước và ngoài nước. Hàng hoá cung ứng trên thị trường phong phú về qui cách, chủng loại và chất lượng ngày càng được nâng cao. Cầu tăng trưởng nhanh và đa dạng đã tác động lớn tới phát triển cung. Nhu cầu hàng hoá của xã hội đã bùng nổ mạnh mẽ từ những năm 90 của thế kỷ trước tiếp tục gia tăng mạnh hơn từ năm 2000 tới nay. Thị trường phát triển nhiều lớp theo chất lượng hàng hoá từ cấp thấp đến

33

cao cấp. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong nước phản ánh sự tăng trưởng cao của sản xuất và thương mại. Qua đó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất, quốc phòng ,đời sống dân cư và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Phát triển thị trường và thương mại là động lực quan nhất cho phát triển kinh tế xã hội nước ta những năm qua.

Hai là, tính thống nhất của thị trường được tôn trọng và bước đầu hình thành hệ thống thị trường hàng hoá với các cấp độ khác nhau. Tình trạng ngăn sông, cấm chợ, chia cắt theo địa giới hành chính đã bị công kích quyết liệt và bước đầu có hiệu lực trong thực tế. Thực hiện tự do hoá thương mại, tự do hoá lưu thông đã làm cho hàng hoá giao lưu giữa các vùng, các địa phương ít bị ách tắc và ngăn trở. Trên nền tảng tự do hoá đã khai thác được các tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đó là cửa ngõ giao lưu hàng hoá, trung tâm phát luồng hàng hoá và tác dụng như đòn xeo thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

Các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở thành những thị trường trung tâm và đầu mối quốc gia. Các tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn thành trung tâm thương mại của vùng, địa phương. Thị trường được phân hoá thành nhiều tầng đan xen ở các khu vực. Thị trường phát luồng, bán buôn ở các đô thị lớn hoặc nơi tập trung cung, cầu. Thị trường bán buôn sẽ là tiền đề để phát triển các sở giao dịch hàng hoá.

Thị trường bán lẻ với nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Cho đến nay ở nước ta đã hình thành cả 3 cấp độ thị trường hàng hoá: Thị trường cổ điển (sơ khai), thị trường phát triển và thị trường hiện đại.

Ba là, trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân với các hình thức sở hữu khác nhau và khu vực ngoài nhà nước thống lĩnh thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20 - 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã còn phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1 % tổng mức bán lẻ trên thị trường. Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư thương, tiểu thương chiếm gần 80% tổng mức bán lẻ hàng hoá. Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trongtổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ . Chi phối thị trường

34

trong nước thực sự là doanh nghiệp ,doanh nhân ngoài khu vực nhà nước. Tôi cho rằng đây là xu hướng tất yếu , tích cực và phải được thừa nhận.

Các chủ thể tham gia trên thị trường vừa cạnh tranh với nhau, vừa liên kết với nhau. Trên thị trường tồn tại cả ba trạng thái của cạnh tranh: cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh giữa những người mua với nhau và cạnh tranh giữa người mua và người bán. Cạnh trên thị trường hiện đang chứa đựng nhiều yếu tố bất hợp pháp. Cạnh tranh hiện diện tất yếu vừa tạo ra động lực cho sự phát triển vừa chứa đựng nguy cơ rủi ro cho các thương nhân.

Bốn là, quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường đã thay đổi một cách cơ bản từ chỗ thiếu hụt hàng hoá sang trạng thái đủ và có dư thừa. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường - Quy luật cung cầu trong điều kiện tự do hoá. Với những mặt hàng được tự do hoá kinh doanh thì bao giờ cung sẽ lớn hơn cầu. Cân đối diễn ra ở trạng thái tích cực tức là cân đối theo cầu.

Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập khẩu thì đến nay sản xuất nội địa đã bảo đảm yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu. Quá trình thương mại hoá các yếu tố kinh tế đem lại sự cởi trói các nhu cầu. Nhu cầu đa dạng, phát triển và thu nhập tăng lên đã làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. Bước chuyển quan trọng của thị trường đã diễn ra. Thị trường vốn là thị trường của người bán trước đây thành thị trường của người mua. Người mua có địa vị thống soái, trở thành "vua", thành "thượng đế". Những nhà kinh doanh thành đạt đều phải xuất phát từ đòi hỏi của khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá, giá cả phù hợp và có dịch vụ tối ưu. Cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả từng bước nhường chỗ cho cuộc cạnh tranh bằng dịch vụ. Từ chỗ dịch vụ chỉ là hoạt động yểm trợ bán hàng đã phát triển thành địa hạt của các nhà đầu tư kinh doanh. Ngành kinh doanh dịch vụ ra đời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền sản xuất xã hội.

Năm là, thị trường trong nước bước đầu đã có sự thông thương với thị trường quốc tế. Dù ở mức độ còn hạn chế nhưng sự tác động của tăng trưởng hay suy thoái trên thị trường quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này không chỉ diễn ra đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu mà cả hàng hoá nội địa. Đó là tín hiệu tốt lành với nền kinh tế vì nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh Việt Nam, đồng thời nó cũng tạo ra áp lực và nguy cơ lớn cho sản xuất và kinh doanh trong nước. Điều này cũng cho thấy rằng sự hội nhập

35

của thị trường trong nước với thị trường khu vực và quốc tế là tất yếu. Vấn đề là chủ động đón nhận và có phương thức ứng xử thích hợp để chuyển từ ngoại lực thành nội lực. Trong sự thông thương giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước, có nhiều sản phẩm trong nước bị sức ép cạnh tranh khó đáp ứng ngay trên thị trường nội địa; ngược lại một số loại hàng hoá lại khẳng định được vị thế của mình và thống lĩnh được thị trường nội địa. Trong điều kiện hiện tại của nước ta vấn đề chiếm lĩnh thị trường nội địa, chính sách thay thế hàng nhập khẩu có vị trí đặc biệt quan trọng. Do chính sách mở cửa nền kinh tế, hàng hoá ngoại nhập tràn ngập thị trường nội địa. Hàng ngoại đang có ưu thế so với hàng sản xuất trong nước. Thêm vào đó là sự yếu kém về chất lượng, giá cả, quy cách, chủng loại của hàng nội và tâm lý sùng bái hàng ngoại đã làm cho hàng nội yếu thế. Đây là nguy cơ làm cho hàng loạt chủ thể kinh doanh trong nước bị phá sản và nhiều mặt hàng sản xuất trong nước mất thị phần ngay trên đất nước mình khi nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết và hội nhập hoàn toàn với khu vực ASEAN, WTO. Chúng ta sẽ không thể chủ quan duy ý chí áp dụng các chính sách không phù hợp với cơ chế thị trường. Chính sách đối với thị trường trong nước ngày càng phải tính đến các yếu tố ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)