I. Đặc điểm của thị trường trong nước và quá trình phát triển thị trường nộ
2. Đặc điểm của thị trường nội địa nước ta thời kỳ sau 1986 tới nay
2.5. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối hàng hóa
Phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường, mở cửa và tham gia hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới trong tiến trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diện với những thách thức trước cạnh tranh khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị phần ngay cả trên phạm vi không gian của thị trường nội địa cũng như ở thị trường thế giới.
Trong cuộc cạnh tranh này, các hệ thống phân phối hàng hoá( HTPPHH) với ý nghĩa là hệ thống các quan hệ của một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua và bán hàng hoá, giúp doanh nghiệp tạo lập được lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn trên thị trường và thành công trong kinh doanh nhờ có khả năng giữ vững và mở rộng thị trường, nên ngày càng trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng.
Tổ chức và tham gia vào các HTPPHH hiện đại cũng có nghĩa là doanh nghiệp chủ động xây dựng các chuỗi liên kết theo chiều dọc, chiều ngang hoặc dọc- ngang hỗn hợp, đảm bảo thực hiện phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong dây chuyền cung ứng sản phẩm từ các nhà sản xuất- cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng, điều đó giúp các doanh nghiệp tập trung được mọi nỗ lực vào những hoạt động mà mình có lợi thế, vì vậy đảm bảo được năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn và nâng cao hơn sức cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức và tham gia vào các liên kết như
42
vậy, mỗi doanh nghiệp đều được hưởng những lợi ích kinh tế nhờ hoạt động phối hợp, nhờ sự giám sát và phối hợp bên trong của HTPPHH, nhờ tránh các giao dịch thị trường trong hệ thống, nhờ tiếp cận tốt hơn và rẻ hơn thông tin về thị trường, nhờ các mối quan hệ ổn định…, vì vậy mà đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời do tham gia vào những liên kết như vậy sẽ còn giúp các doanh nghiệp tận dụng được công nghệ lẫn nhau, bảo đảm nguồn cung ứng hoặc nhu cầu ổn định, nâng cao quyền lực thương lượng đáng kể, tăng cường khả năng khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh… Có thể thấy những lợi ích như vậy đã tạo cho doanh nghiệp có tham gia liên kết có được những lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp không tiến hành liên kết bằng những hình thức giá cả cao hơn, chi phí thấp hơn hoặc ít rủi ro hơn. Điều đó giải thích tại sao các HTPPHH hiện đại lại là một trong những rào cản chắc chắn nhất đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu thâm nhập thị trường và là lựa chọn chíến lược chung của doanh nghiệp trong việc thâm nhập vào những ngành kinh doanh mới.
Các doanh nghiệp của Việt Nam nếu tạo dựng được cho mình những HTPPHH hiệu quả cũng có nghĩa là tạo lập được lợi thế cạnh tranh đảm bảo cho lợi ích của mình trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khi nước ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới, bởi họ phải mất nhiều thời gian và tiền của mới có thể tạo lập được HTPP của mình. Mặt khác cùng với các cam kết tự do hoá thương mại và đầu tư để hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước sẽ dần dần dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước, khi đó các HTPPHH hiệu quả sẽ chính là các rào cản hiệu lực nhất của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ mình trước các đối thủ cạnh tranh từ bên ngoài thâm nhập vào thị trường nội địa.
Dưới giác độ vĩ mô, thông qua các HTPPHH hiện đại mà quá trình chuyển dịch hàng hoá gắn liền với nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có thể chuyển tải những những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho người sản xuất để điều chỉnh theo những điều kiện của thị trường. Vì thế bằng việc định hình và tăng cường hiệu quả cho các hoạt động chức năng của HTPPHH mà Nhà nước tạo lập nên những cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phát triển phương thức kinh doanh theo nhu cầu trong toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo phát
43
triển thị trường bền vững cho các ngành sản phẩm có lợi thế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.
Trên khung cảnh của thị trường nội địa, những năm qua các hệ thống phân phối hàng hoá đã phát triển một cách tự phát cả về số lượng và quy mô mở rộng, bước đầu thoả mãn nhu cầu đa dạng về hàng hoá tiêu dùng cho cả sản xuất và dân cư, tác động đến sự phát triển sản xuất trong quá trình chuyển đổi theo hướng nền kinh tế thị trường. Đã xuất hiện một số hệ thống phân phối hàng hoá có hiệu quả của các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Petrolimex, Co- op mart..., bên cạnh sự tham gia của các nhà phân phối nước ngoài như Metro Cash & Carry và Big C. Tuy vậy, đến nay HTPPHH của các doanh nghiệpViệt Nam hầu hết chưa được định hình và kiến tạo, hoạt động tiêu thụ sản phẩm còn kém hiệu quả, với chi phí cao và nhiều khâu nấc. Thực tế, người tiêu dùng còn chưa có được nhiều cơ hội và điều kiện thoả đáng để sử dụng những dịch vụ phân phối hiện đại trong lựa chọn mua sản phẩm rẻ, chất lượng tốt; người sản xuất còn đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Trên thị trường thế giới, do không thiết lập được hệ thống phân phối hàng hoá trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng, nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam gặp nhiều rủi ro, thiệt hại, làm giảm hiệu quả xuất khẩu. Việc thiếu hụt các HTPPHH hiện đại trên thị trường đang trở thành một trong những nhân tố làm cho nền kinh tế Việt Nam kém sức cạnh tranh bởi hiệu quả phân phối thấp.
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên bắt nguồn từ cả trên phương diện quản lý vĩ mô và vi mô đều chưa nhận thức đầy đủ và chưa có đủ những điều kiện, kỹ năng thích ứng với yêu cầu quản lý HTPPHH theo các chiến lược cạnh tranh dài hạn. Các nhà quản trị doanh nghiệp chưa có được cách nhìn đúng đắn và toàn diện về HTPPHH cũng như phương thức quản trị đẩm bảo lợi thế cạnh tranh nhờ HTPPHH hữu hiệu với tính liên kết và sự hợp tác dài hạn của các thành viên cùng hướng tới thị trường mục tiêu. Các nhà quản lý vĩ mô chưa định hướng và kiến tạo các yếu tố tổ chức và các điều kiện hỗ trợ người sản xuất, người phân phối định hướng theo nhu cầu thị trường và đảm bảo các yếu tố để tối đa hoá những thuận lợi cho các dòng vận động hàng hoá vật chất và dịch vụ của nền kinh tế từ sản xuất đến tiêu dùng.
Trước sức ép cạnh tranh gay gắt của tự do hoá thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các
44
HTPPHH hiện đại cho doanh nghiệp của Việt Nam, qua đó phát huy được vai trò thương mại với năng lực hướng dẫn sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường và tạo ra các tiền đề cho phát triển sản xuất trong nước, được đặt ra như một yêu cầu bức xúc của thực tế quản lý kinh tế ở nước ta hiện nay. Những yêu cầu này cũng đã được đề cập trong Nghị quyết của Đảng và là một nội dung trọng yếu trong triển khai đề án tổ chức lại thị trường trong nước của Chính phủ, đồng thời cũng là một trong những giải pháp lớn mà doanh nghiệp Việt Nam đang đòi hỏi Chính phủ hỗ trợ để chuẩn bị cho hội nhập thành công vào nền kinh tế quốc tế.