I. Đặc điểm của thị trường trong nước và quá trình phát triển thị trường nộ
2. Đặc điểm của thị trường nội địa nước ta thời kỳ sau 1986 tới nay
2.2. Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng
Hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú, đa dạng, trong đó nhiều mặt hàng đã tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước nhờ cải tiến mẫu mã, tăng chất lượng và giảm giá thành, phù hợp với thị hiếu và tập quán tiêu dùng. Từ chỗ khan hiếm về hàng hóa tới chỗ dư thừa để xuất khẩu (ví dụ như từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên, năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo, chúng ta đã vươn lên đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu ngày càng nhiều, với mức cao nhất là 4,06 triệu tấn và kim ngạch 950 triệu USD vào năm 2004), nhờ vậy, các cân đối lớn của nền kinh tế luôn được giữ vững và góp phần quan trọng ổn định đời sống của nhân dân. Cơ cấu chủng loại hàng hóa có sự biến đổi phù hợp với sự tiến bộ về tiêu dùng: tỷ
40
trọng hàng công nghiệp từ 44% tăng lên 45% trong khi tỷ trọng hàng lương thực, thực phẩm từ 56% giảm xuống 55%. Kinh doanh dịch vụ tuy chậm phát triển so với kinh doanh thương mại nhưng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế có xu hướng tăng dần lên. Mặc dù vậy, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nói chung còn yếu. Nhiều mặt hàng công nghiệp còn đơn điệu, cũ kỹ về mẫu mã và quy cách, chất lượng thấp và giá thành cao; phần lớn mặt hàng nông sản cũng trong tình trạng tương tự, lại ít hoặc chưa qua chế biến; do đó vị thế phổ biến của hàng hóa là khó cạnh tranh với hàng nước ngoài, trên thị trường nước ngoài và khó tiêu thụ ngay cả ở thị trường trong nước. Vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa thường xuyên là vấn đề quan tâm hàng đầu của cả nền kinh tế. Tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản với hàng công nghiệp và dịch vụ trong nhiều năm qua vẫn doãng rộng theo hướng bất lợi cho hàng nông sản, kìm hãm thu nhập và sức mua của cư dân nông thôn