Phương hướng phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 112)

II. Mục tiêu, phương hướng phát triển thị trường trong nướ cở Việt Nam

4. Phương hướng phát triển thị trường trong nước trong thời gian tới

Một là, cần phải nâng cao nhận thức và thống nhất quan điểm trong các ngành, các cấp về vị trí, vai trò của thị trường và thương mại nội địa đối với phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân. Có như vậy, các cấp, các ngành mới quan tâm đúng mức tới công tác này và tạo điều kiện (cơ chế, chính sách, tổ chức cán bộ...) cho nó phát triển.

Hai là, phải huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, xác định rõ vị trí, vai trò của từng loại hình thương nhân trên kênh lưu thông. Khi chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thương mại tư nhân phát triển khá nhanh (cả thể nhân và pháp nhân). Với số lượng doanh nghiệp và hộ kinh doanh đông đảo, năng động, linh hoạt trong kinh doanh, thương mại tư nhân có vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới bán lẻ đưa hàng công nghiệp tiêu dùng, vật tư

111

phục vụ sản xuất tới tay nông dân và mở đầu kênh tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn nông thôn. Vì vậy, khi xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật hoặc ban hành cơ chế, chính sách, bên cạnh những qui định tạo điều kiện cho họ kinh doanh đúng pháp luật, hạn chế những mặt trái của cơ chế thị trường, cần có những chính sách thoả đáng để khuyến khích họ đầu tư ngày càng nhiều vào thương mại, dịch vụ, nhất là phát triển mạng lưới kinh doanh và kết cấu hạ tầng thương mại.

Ba là, để phát triển thị trường và thương mại nội địa, đồng thời với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế, của hàng hoá sản xuất trong nước cần phải nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh của đội ngũ thương nhân Việt Nam. Bởi lẽ, thương nhân Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thương mại nói chung, thương mại nội địa nói riêng trở thành hiện thực. Nâng cao khả năng cạnh tranh giúp thương nhân Việt Nam có thể giành thắng lợi với thương nhân nước ngoài không chỉ ở trên “sân nhà” mà cả ở thị trường ngoài nước. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình chiến lược, kế hoạch sản xuất-kinh doanh có tính dài hạn, trên cơ sở nhu cầu của thị trường, khách hàng và nguồn lực của doanh nghiệp. Đồng thời với việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các doanh nghiệp thương mại nhà nước, cần nhanh chóng thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh, có đủ thực lực với lực lượng nòng cốt là các TCT, công ty lớn của Nhà nước đã được tổ chức lại.

Năm là, muốn phát triển thị trường và thương mại nội địa, yếu tố không thể thiếu được là phải nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại. Trong đó, cần coi trọng công tác xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển thương mại nói chung, thương mại nội địa nói riêng; từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách mặt hàng, chính sách thương nhân.... tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh thương mại phát triển, muốn vậy, cơ chế, chính sách nói trên không những phù hợp với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, còn phải phù hợp với qui luật phát triển của thị trường và thương mại nội địa (trong

112

bối cảnh hội nhập kinh tế đối với khu vực và thế giới), sát thực tiễn và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trong nước ở nước ta thực trạng và giải pháp (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)