III. Một số vấn đề liên quan đến phát triển thị trường nội địa ở nước ta thờ
1. Phát triển thương mại dịch vụ trong thời kỳ đổi mới
Trong gần 20 năm đổi mới ở nước ta tình hình phát triển thương mại dịch vụ tăng nhanh hơn so với những năm trước đó. Ở những nơi kinh tế hàng hóa phát triển có nhiều hình thức dịch vụ ra đời đa dạng mang các sắc thái riêng biệt. Điều đáng chú ý là Bộ Thương mại đã quán triệt thực hiện tốt chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, nhận thức rõ được vai trò của ngành thương mại trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế thế giới. Quán triệt tư tưởng của Đại hội IX của Đảng là: “Đa dạng hóa các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Phát triển thương mại, cả nội thương và ngoại thương, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn, thị trường miền núi; tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước”(1).
Ở nhiều nơi kể cả miền núi, việc mua bán hàng theo địa chỉ đã xuất hiện khiến cho chi phí vận chuyển hàng hóa giảm thấp, chữ tín trong kinh doanh dần dần được thiết lập, bền vững. Chẳng hạn, mua sản phẩm na dai ở Chi Lăng (Lạng Sơn), người mua ở Hà Nội chỉ cần điện thoại, chủ bán sẽ đóng gói hộp xốp gửi lái xe giao hàng tận nơi theo yêu cầu chủng loại, giá bán. Dẫu rằng chủ mua, chủ bán không gặp nhau song công việc mua bán vẫn diễn ra hoàn mỹ là do chữ tín trong kinh doanh. Người lái xe khách làm cầu nối giữa hai chủ mua và chủ bán. Ở nhiều nơi, các trung tâm dịch vụ thương mại hình thành ở các xã, liên xã có đường giao thông thuận tiện, có các cửa hàng thu gom hàng hóa nông, lâm, thủy sản của nông dân, đồng thời cũng là nơi bán hàng công nghệ phẩm cho dân cư trong vùng. Sự trao đổi hàng hóa diễn ra do tất yếu trên quan hệ (1)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 286-287.
68
cung cầu của xã hội. Thực tế cho thấy, các trung tâm thương mại dịch vụ, các hợp tác xã dịch vụ thương mại là đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy nó đã đứng vững trên thương trường và khẳng định được vị trí của mình đối với xã hội. Chẳng hạn như Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Nham (Yên Bái), Hợp tác xã thương mại dịch vụ Thuận Thành (Thừa Thiên - Huế), Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đại Hiệp (Quảng Nam), Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Nghĩa Hồng (Nam Định)… Trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa đã chứng minh ở nơi nào sản xuất hàng hóa phát triển, biết tổ chức kinh doanh, lưu thông hàng hóa thì nơi đó sẽ giàu nhanh. Cũng điều kiện tự nhiên và xã hội như nhau, nếu nơi nào biết tổ chức sản xuất kinh doanh năng động, biết làm giàu thì đời sống nơi đó sẽ nhanh khởi sắc. Xã AEphê, Krông Pách, Đắc Lắc là một điển hình tiên tiến của Tây Nguyên đã tạo nhiều nguồn thu trên vùng đất Tây Nguyên. Các dịch vụ thương mại trên địa bàn xã đã vươn lên hoạt động kinh doanh có hiệu quả làm thúc đẩy sản xuất hàng hóa cả vùng. Các đội xe dịch vụ vận tải chuyên chở sản phẩm đi các tỉnh trong cả nước được các chủ hàng ký hợp đồng với số lượng lớn.
Cùng với các dịch vụ sản xuất, vận tải ở đất liền, các loại hình dịch vụ trên biển phục vụ cho đánh bắt cá xa bờ cũng phát triển. Ở nhiều địa phương các hoạt động dịch vụ cho nghề cá được hình thành với quy mô ngày càng lớn theo sự phát triển của nó. Ở Lập Lễ, Thủy Nguyên (Hải Phòng) dịch vụ nghề cá phát triển mạnh đáp ứng cho các tàu đánh cá từ Móng Cái đến đảo Bạch Long Vĩ. Điều cần lưu ý là do thực tế của cuộc sống đòi hỏi đã xuất hiện dịch vụ để đáp ứng về số lượng, mặt hàng, chủng loại. Đây là chính là quy luật tất yếu trong phát triển sản xuất hàng hóa, giai đoạn thấp của nền kinh tế thị trường.
Một thực tế chúng ta phải suy nghĩ là, ngành dịch vụ là ngành kinh tế được các nước công nghiệp phát triển rất coi trọng bởi nó đem lại nguồn thu ngân sách rất lớn. Ở Mỹ, ngành dịch vụ chiếm 80% GDP, trong khi công nghiệp chỉ chiếm 18% GDP, còn ngư nghiệp và nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP. Ngành dịch vụ của EU chiếm từ 60% đến 70% GDP, tùy theo các nước thành viên. Ngành dịch vụ của Trung Quốc và Thái Lan chiếm trên 50% GDP(2). Trong khi đó, ngành dịch vụ của ta lại có xu hướng giảm: Năm 2003 còn 39% GDP, năm 2004 là 38% GDP, năm 2005 đạt khoảng 39% (kế hoạch 41 - 42%).
69
Tỷ trọng dịch vụ cũng bị giảm ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…
Những năm đổi mới, ở các đô thị trong cả nước đã hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, chợ đầu mối và cả phố chuyên doanh. Những hình thức kinh doanh này nó khác hẳn so với thời bao cấp về quy mô, số lượng, chủng loại hàng hóa và phương thức bán hàng. Các đại lý bán hàng có chân rết xuống tận các huyện, thị trấn nơi có đông dân cư. Người mua hàng với số lượng lớn còn được giảm giá, thưởng dưới nhiều hình thức. Ngoài ra hàng hóa còn được bảo hành, chữ tín trong thương trường được đề cao, làm cho văn minh thương nghiệp ngày càng được thực hiện. Đáng chú ý là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành các trung tâm thương mại vệ tinh và xuyên vùng; tiến tới xúc tiến và chuẩn bị các điều kiện để triển khai áp dụng thương mại điện tử. Trong khi đó ở các vùng nông thôn, vùng miền núi thì các trung tâm thương mại phát triển chậm hơn so với các thành phố lớn. Điều khiến cho mọi người lo ngại là sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội ở giữa các vùng bị doãng ra. Ở các đô thị lớn ngày càng phát triển nhanh hơn so với các vùng nông thôn. Chỉ có một điều là hàng hóa chất lượng, giá cả lại ít có sự chênh lệch do phần lớn các hàng hóa giá trị lớn là hàng đại lý (thống nhất giá bán toàn quốc). Người tiêu dùng mua chiếc xe máy không nhất thiết cứ phải lên Hà Nội, hay tỉnh lỵ mới mua được mà ở địa phương cũng có các đại lý bán hàng, các trung tâm thương mại dịch vụ. Đây chính là thế mạnh của kinh tế thị trường đáp ứng người tiêu dùng không hạn chế về số lượng, chủng loại. Cũng nhờ cơ chế này mà sản xuất hàng hóa phát triển trên cơ sở quan hệ cung và cầu.
Trong những năm qua nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có bước thay đổi là kinh tế thương mại tư nhân phát triển khá nhanh so với thương mại quốc doanh và tập thể. Nguy cơ thương nghiệp tập thể như hợp tác xã mua bán xưa nay bị thu hẹp. Những hợp tác xã còn tồn tại dưới hình thái hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ vận tải, hợp tác xã dịch vụ công nghiệp… Thay vào đó là các công ty trách nhiệm hữu hạn làm dịch vụ thương mại. Có cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh; có cơ sở chỉ làm nhiệm vụ kinh doanh. Các công ty thương mại dịch vụ quốc doanh hình thành với quy mô lớn vươn ra toàn quốc và nước ngoài để buôn bán. Chính vì
70
vậy nó tạo nên bức tranh thương mại dịch vụ vừa đa dạng, đủ các màu sắc khác nhau.
Điều khiến cho mọi người chưa yên tâm vì các công ty thương nghiệp dịch vụ tư nhân, hộ thương nghiệp kinh doanh chưa vì lợi ích của nhân dân, của xã hội mà kinh doanh phục vụ mà còn nặng về lợi nhuận. Có thể dẫn chứng phần lớn các đơn vị này đều chưa chấp hành tốt chính sách của Nhà nước, còn dây dưa trốn lậu thuế, đánh quả buôn chuyến, tiếp tay cho bọn buôn lậu hành nghề, bán hàng giả, hàng kém phẩm chất, nâng giá bán làm bất lợi cho người tiêu dùng… Lợi dụng việc quản lý nhà nước lực lượng còn mỏng, họ đã tạo ra sự khan hiếm hàng giả tạo thành cơn sốt giá xi măng, giá thuốc tân dược… Còn các công ty thương nghiệp quốc doanh hoạt động kinh doanh còn tình trạng lợi dụng hoàn thuế giá trị gia tăng để rút tiền của Nhà nước, “đánh quả”, “buôn chuyến”, buôn bán những hàng miễn là có lãi… đã làm cho nền kinh tế thêm khó khăn. Không ít các doanh nghiệp thương nghiệp một thời gian dài kinh doanh “lãi giả lỗ thật”; sử dụng vốn của Nhà nước kinh doanh song không nộp được ngân sách, thậm chí thuế chưa đầy đủ. Cho nên việc thiết lập lại hệ thống thương mại dịch vụ trên phạm vi cả nước cần được đặt ra để đưa thương mại dịch vụ hoạt động đúng mục tiêu, góp phần tích cực cho tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống.
Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2006 - 2010 là đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Về kinh tế, GDP năm 2010 theo giá so sánh gấp 2,1 lần năm 2000; tốc độ tăng trưởng GDP là 7,5 - 8%/năm; tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước đạt 21 - 22%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế: khu vực nông nghiệp chiếm 15 - 16% GDP; công nghiệp và xây dựng 42 - 43%; dịch vụ khoảng 41 - 42%; kim ngạch xuất khẩu tăng 14 - 16%/năm; vốn đầu tư xã hội đạt khoảng 37% - 38% GDP.
Đương nhiên để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nói trên, nhất là mục tiêu về thương mại dịch vụ đạt khoảng 41 - 42% GDP, chúng ta phải có các giải pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội.
71