Những thành công đạt đƣợc

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 130 - 133)

- Về thực tiễn:

3.3.1.Những thành công đạt đƣợc

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3.1.Những thành công đạt đƣợc

Trong những năm qua, Thái Nguyên là tỉnh có điểm sáng kinh tế phát triển vượt bậc trên cả nước. Năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế cao với giá trị SXCN đạt 670 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so năm 2017, đứng thứ 4 trong số 63 tỉnh, thành phố; xuất khẩu đạt hơn 25 tỷ USD, đứng thứ 4 trong số 63 tỉnh, thành phố; thu nhập bình quân đạt 77,7 triệu đồng/người, tăng gần 10 triệu đồng/người so năm 2017 [48, tr.5-7]. Với mức tăng trưởng cao liên tục, bình quân đạt 13,15%/năm, tổng nguồn lực đầu tư giai đoạn 2016 - 2018 đạt 163 nghìn tỷ đồng, đạt 18 trong tổng số 19 chỉ tiêu phát triển KT-XH Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015-2020) đề ra và vượt tiến độ, trong đó có 12 trong số 19 chỉ tiêu mang tính bứt phá. Thu ngân sách của tỉnh tăng nhanh, năm 2018 đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, tăng hơn hai lần so năm 2015. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực: cơng nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 57,2%; dịch vụ chiếm 31,9%; nơng, lâm nghiệp và thủy sản giảm cịn 10,9% [48, tr.4]. Những kết quả kinh tế ấn tượng như vậy có sự đóng góp rất lớn từ việc thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Tính đến tháng 6/2018, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút 129 dự án FDI vào PTCN với số vốn hơn 7,2 tỷ đô la Mỹ. Ðặc biệt, tỉnh thu hút 63 dự án của 44 nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt hơn 114 nghìn tỷ đồng. Trong đó, phải kể đến dự án Samsung với tổng mức đầu tư gần 6,4 tỷ đô la Mỹ [48, tr.4]. Từ năm 2012 trở lại đây, Thái Nguyên trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư cũng như ln thuộc nhóm dẫn đầu về thu hút FDI. Các mối QHLI trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ kinh tế chính trị là tương đối tích cực. Điều đó chứng tỏ các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh đã nỗ lực để hướng đến mục tiêu chung trong việc thực hiện các QHLI mà trước tiên là LIKT. Có thể khái quát kết quả đạt được về các mối QHLI này như sau:

Thứ nhất, giải quyết hài hòa QHLI doanh nghiệp FDI, người dân và chính quyền địa phương. Đây là mối QHLI chính của ba chủ thể. Lợi ích đạt được của

động thúc đẩy thu hút FDI với nhiều chính sách ưu đãi cởi mở và thân thiện. Các vấn đề về giải tỏa mặt bằng và quy hoạch hạ tầng đều được chính quyền địa phương cam kết bàn giao chính xác theo thỏa thuận khi doanh nghiệp FDI tiến hành ký kết đầu tư. Đối với người dân, nguồn cung việc làm sẽ tăng đáng kể khi các doanh nghiệp đặt các trụ sở sản xuất tại địa phương, đáp ứng yêu cầu và thu nhập thích ưng với điều kiện mới. Đồng thời, khi trực tiếp tham vào dây chuyền SXCN, tâm lý, tập qn, thói quen của người sản xuất nhỏ, nơng dân cũng thay đổi theo thích ứng với tác phong công nghiệp mới, hiểu biết sâu thêm các tiêu chuẩn ISO… để đần phát triển theo tiêu chí cơng dân toàn cầu. Ở tỉnh nhiều ngành nghề dịch vụ chất lượng cao và các ngành nghề khác cũng phát triển đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống theo hướng văn minh, hiện đại.

Về phía chính quyền các cấp, giữ vai trò là chủ thể cả trực tiếp và gián tiếp điều phối trong quá trình thu hút FDI, làm cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp và người dân thì chính quyền địa phương nhận được nhiều LIKT như tăng thu ngân sách địa phương, tăng nguồn vốn cho đầu tư cơ bản của địa phương. Đồng thời, giảm gánh nặng cân đối ngân sách từ Trung ương về tỉnh,cũng như giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp cho lao ở tỉnh… từ đó góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội. Những mặt tích cực của mối QHLI giữa các chủ thể này mang lại là rất lớn.

Thứ hai, xây dựng được mối quan hệ đồng thuận về QHLI giữa doanh nghiệp FDI với NLĐ theo mặt bằng chung và có điểm nổi trội hơn môt số địa phương khác. Mối quan hệ này được tiến hành chủ động từ cả hai phía, trong đó có

vai trị xúc tác tích cực của chính quyền các cấp và tổ chức cơng đồn trong việc thực hiện đảm bảo lợi ích của NLĐ trong các doanh nghiệp FDI. Về phía doanh nghiệp FDI cho rằng NLĐ là nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp. Lợi thế về lao động rẻ là một lý do thu hút FDI vào tỉnh Thái Nguyên. Các doanh nghiệp công nghiệp FDI ở tỉnh đã tận dụng lợi thế này để tạo động lực phát triển bằng cách tạo mặt bằng thu nhập cao hơn cho NLĐ so với một số tỉnh khác. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với mức thu nhập mà doanh nghiêp FDI trả cho NLĐ ở nước khác trong khu vực. Dù sao, điều này vẫn dẫn đến QHLI tích cực trên nhiều phương diện: vừa tạo động lực và giữ chân NLĐ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, vừa tác động lan tỏa

để thu hút nguồn lực lao dộng tại các thị trường khác. Đồng thời, mục đích cuối cùng là các nhà đầu tư vẫn thu được lợi nhuận cao hơn. Đối với NLĐ trong các doanh nghiệp thì họ có mức thu nhập tốt hơn qua từng năm, họ được tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích của mình trong lao động và tham gia ngày một nhiều vào các tổ chức cơng đồn ở cơ sở. Các doanh nghiệp đã chủ động hơn khi thành lập các cơng đồn cơ sở để bảo vệ quyền lợi cho chính mình và NLĐ. Các chế độ về tuyển dụng, đào tạo hay chăm sóc y tế, lương, thưởng của NLĐ ngày một cải thiện. NLĐ cũng hiểu biết pháp luật lao động hơn, thích nghi ngày càng tốt hơn với mơi trường làm việc hiện đại.

Thứ ba, QHLI trong thu hồi đất là nội dung quan trước tiên được giải quyết thỏa đáng góp phần tích cực để thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Việc thu hồi để phát

triển các dự án FDI về cơng nghiệp có liên quan đến nhiều mối QHLI, trong đó lợi ích của người nơng dân có đất khi thu hồi và nhà đầu tư, chính quyền địa phương. Thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp thành đất công nghiệp, là một xu thế tất yếu trong quá trình CNH, HĐH. Nhưng đối với những người dân khi thu hồi đất, vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của tồn xã hội, mà lợi ích của họ bị ảnh hưởng. Khi thu hồi đất, người dân không tư liệu sản xuất chủ yếu để sản xuất, nên khơng có việc làm vốn đã quen thuộc bao đời với họ. Trong nhiều trường hợp họ còn phải di chuyển đến nơi ở mới mà chưa được chuẩn bị kỹ cả về vật chất và tình thần, làm cho cuộc sống của họ bị xáo trộn. Đối với doanh nghiệp FDI, họ bỏ vốn ra đầu tư để thu hợi nhuận, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển KT-XH chung của tỉnh. Quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh hay chậm, thuận lợi hay khó khăn phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết các mối QHLI nêu trên có hài hồ hay khơng. Về nguyên tắc, việc thu hồi chuyển mục đích sử đụng đất phải bảo đảm hài hồ giữa lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp với lợi ích của người có đất khi thu hồi. Trong mối QHLI đó phải giải quyết thoả đáng LIKT của những lao động nông nghiệp thuộc diện phải thu hồi đất, vì họ phải "hy sinh" một phần lợi ích của mình để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội và lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu giải quyết được lợi ích cơ bản của người có đất bị thu hồi đảm bảo sau khi họ bị thu hồi đất hoặc chuyển đến nơi ở mới, họ phải có cuộc sống tốt hơn trước đó, thì q

trình thu hồi đất sẽ thuận lợi. Ở Thái Nguyên, những năm qua quá trình thu hồi đất đã có sự vào cuộc chủ động từ phía các doanh nghiệp FDI. Ngồi việc chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, đảm bảo minh bạch, dân chủ, công khai khi thực hiện bồi thường cho người dân thì cịn có sự đóng góp tài chính từ các doanh nghiệp FDI để thúc đẩy nhanh giải phóng mặt bằng và góp phần làm giảm đi sự phức tạp trong xã hội để đảm bảo các dự án được triển khai đúng tiến độ, tránh lãng phí. Đây được coi là những thành công bước đầu về nội dung trên. Giải quyết thoả đáng LIKT của người có đất khi thu hồi, giúp giải phóng mặt bằng nhanh, rút ngắn thời gian bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, nhà đầu tư chu chuyển vốn nhanh rất có lợi… Kết quả là, QHLI giữa doanh nghiệp và người dân trong hoạt động bồi thường sau khi thu hồi đất của doanh nghiệp đã được quan tâm và cho thấy tiến bộ qua từng năm khi số dự án bị chậm tiến độ có xu hướng giảm, số lượng dự án đáp ứng đúng tiến độ đạt tỉ lệ cao.

Thư tư, xây dựng được hình ảnh thân thiện về QHLI giữa doanh nghiệp công nghiệp FDI với chính quyền địa phương các cấp. Nhờ sự chủ động, tích cực từ cả hai

phía trên quan điểm các bên cùng có lợi những năm qua QHLI giữa doanh nghiệp và chính quyền ngày càng được củng cố và tăng cường. Doanh nghiệp công nghiệp FDI ở tỉnh Thái Ngun đã đóng góp lớn vào cơng cuộc phát triển KT-XH ở địa phương. Nhờ thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI, chính quyền tỉnh đã có thêm nguồn lực tài chính thực hịên các dự án đầu tư công nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bên cạnh đó, mọi lĩnh vực KT-XH của tỉnh đều được thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, tạo sức lan tỏa khơng chỉ trong địa phương mà cịn ra các tỉnh lân cận. Mặt khác, các doanh nghiệp công nghiệp FDI ở tỉnh thường xuyên thực hiện các chương trình về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đánh giá cao.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 130 - 133)