- Về thực tiễn:
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện phƣơng thức giải quyết quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh
Thứ nhất, giải pháp giải quyết hài hòa QHLI giữa người dân và doanh
nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên. Lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp trong hoạt
động thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên chủ yếu xoay quanh vấn đề đất đai. Mâu thuẫn lợi ích khi thu hồi đất để thực hiện dự án FDI ảnh hưởng rất lớn tới môi trường thu hút đầu tư, gây lãng phí thời gian và tiền bạc đồng thời tạo cho nhà đầu tư tâm lý "e ngại" khi họ muốn đầu tư lâu dài vào địa phương. Đây là vấn đề xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước. Trong khi đó cơ chế giải quyết vấn đề này ở cả nước nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên còn nhiều hạn chế do thiếu cơ sở pháp lý. Ở Thái Nguyên, hiện hữu 2 lý do chính dẫn đến mẫu thuẫn giữa doanh nghiệp FDI và người dân trong vấn đề đất đai dành cho thu hút FDI vào PTCN là:
Một là, mong muốn của doanh nghiệp FDI được đầu tư ở 2 thành phố của tỉnh
Phổ n, Phú Bình…, giao thơng thuận lợi là chính đáng. Tuy nhiên, ở các địa bàn này dân số đơng, diện tích hẹp và có nhiều dự án đầu tư người quỹ đất cịn ít. Dân cư ở đây thiếu đất để sản xuất, canh tác dẫn đến thiếu việc làm đảm bảo sinh kế vì vậy áp lực trong QHLI càng tăng do sự bất bình đẳng trong sử dụng đất đai. Hai là, mặc dù được chính quyền và doanh nghiệp đã bố trí đất tái định cư và hỗ trợ tài chính để ổn định từng bước cuộc sống, nhiều trường hợp bố trí đất sản xuất… nhưng về cơ bản chưa phù hợp về diện tích, hay đất ít có khả năng canh tác và nhất khơng phù hợp với tập quán lâu đời của người dân... dẫn đến tranh chấp kéo dài.
Để giải quyết mâu thuẫn lợi ích này giữa người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cần có sự tham gia của cả hai bên cùng chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước cấp trên và các tổ chức đồn thể xã hội. Chính quyền tỉnh có vai trị trong việc điều tra, đánh giá, rà soát kỹ lưỡng các diện tích đất đai tranh chấp. Thơng tin liên quan tới cơng tác tổng điều tra, rà sốt và đánh giá này phải được công khai, minh bạch cho các bên. Thông thường đất đai tranh chấp giữa doanh nghiệp và người dân trong thu hút FDI vào PTCN là đất sản xuất của các hộ dân. Khi các hộ dân mất đất sản xuất thì đời sống của họ rơi vào khó khăn, khơng có cơng ăn việc làm. Do đó, cần phải rà sốt các diện tích đất sản xuất của họ, đánh giá tình trạng thiếu đất sản xuất và nhu cầu đất sản xuất tối thiểu. Đồng thời phân định rõ phần diện tích đang tranh chấp với doanh nghiệp với phần diện tích đất sản xuất cịn lại. Chính quyền địa phương sẽ dựa trên cơ sở rà sốt này để tìm cách đảm bảo diện tích sản xuất và canh tác tối thiểu cho người dân. Bài học của tỉnh Vĩnh Phúc, các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản thành lập tổ điều tra riêng, độc lập với chính quyền địa phương để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của từng hộ dân khi thu hồi đất để triển khai dự án. Sau đó có ý kiến trực tiếp với chính quyền tỉnh để giải quyết QHLI là giải pháp đáng ghi nhận.
Ngoài sự tham gia của chính quyền địa phương trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa doanh nghiệp FDI và người dân trên địa bàn, cần có sự tham gia của các tổ chức của hệ thống chính trị: Hội cựu chiến binh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ… Các tổ chức này đóng vai trị quan trọng trong việc hịa giải mâu thuẫn cho doanh nghiệp và người dân, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp đất đai. Sự tham gia của các tổ chức này sẽ giúp chính quyền địa phương và chủ thể trong
QHLI giữa doanh nghiệp FDI và người dân dễ đạt được đồng thuận hơn, qua đó tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nguồn lực cho hoạt động giải quyết tranh chấp.
Thực tế cho thấy, khi người dân đã đồng thuận với các quy hoạch đất đai từ chính quyền tỉnh để xây dựng các KCN, thu hút FDI vào phát triển kinh tế- xã hội thì giải quyết QHLI rất thuận lợi. Nhiều hộ dân sẵn sàng tham gia vào cơng tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN thu hút FDI... Tuy nhiên, các hộ dân bức xúc vì giá bồi thường không thỏa đáng, hoặc không công bằng giữa các hộ dân trong cùng một vùng quy hoạch... nhiều hộ dân bị mất kế sinh nhai, bên cạnh đó thủ tục bồi thường còn phức tạp. Do đó, cần phải giải quyết tốt chế độ, chính sách bồi thường cho người dân bị thu hồi đất. Thứ nhất, Nhà nước phải hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất. Để đảm bảo lợi ích cũng như cuộc sống của người dân, Nhà nước và chính quyền phải thống nhất trong việc chỉ quy hoạch thu hồi đất đối với các dự án FDI thực sự cần thiết, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.Việc xác định mức giá bồi thường cho người dân phải được tính tốn kĩ. Mức giá này phải được tính tốn trên cơ sở giá đất ở thời điểm người dân khi thu hồi đất, sát với giá thị trường nhất. Thứ hai, cần hoàn thiện các quy định về đảm bảo sinh kế, nhà ở cho người dân sau khi thu hồi đất. Chính quyền địa phương cần đứng ra kết nối với các doanh nghiệp FDI sẽ xây dựng và hoạt động ở địa phương về việc tạo điều kiện thu nhận lao động là những người bị thu hồi đất vào làm việc. Hỗ trợ cho lao động bị mất đất về đào tạo nghề để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Trong giải phóng mặt bằng để thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh thì doanh nghiệp FDI sẽ chịu trách nhiệm chính bồi thường cho người dân. Chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước đứng ra làm trọng tài,trung gian giải quyết các mâu thuẫn giữa hai bên đồng thời giám sát việc thực hiện các cam kết bồi thường cho người dân của doanh nghiệp FDI. Chính quyền địa phương cùng các tổ chức đoàn thể cần chủ động tham gia giám sát chặt chẽ công tác bồi thường cho người dân. Việc bồi thường này phải được thực hiện trước khi triển khai các dự án. Nếu có các sai phạm trong cơng tác bồi thường, phải yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đúng, nếu không sẽ áp dụng chế tài xử phạt. Điều này không chỉ thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà còn để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước Việt Nam. Chế tài xử phạt cũng cần áp dụng đối với các trường hợp hộ
dân khơng chịu hợp tác giao đất hoặc có hành động chống phá gây ảnh hưởng tới sự phát triển KT-XH ở tỉnh. Ngoài ra, một vấn đề nữa cần được cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương xử lý nhanh gọn là việc tinh giản thủ tục bồi thường cho người dân và doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính thường gây mất thời gian và công sức của người dân và doanh nghiệp, vấn đề này phải được giải quyết triệt để. Bên cạnh đó, phải xử lý thật nghiêm khi phát hiện việc các cán bộ thông quan các thủ tục này gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, giải pháp giải quyết hài hòa QHLI giữa doanh nghiệp FDI và
chính quyền ở tỉnh Thái Nguyên. Quan hệ nói chung giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương các cấp thường được đánh giá ít xảy ra mâu thuẫn, ngược lại đó là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ bởi theo quy luật của thị trường. Doanh nghiệp muốn phát triển cần tới sự hỗ trợ của chính quyền, cịn chính quyền cần phối hợp với doanh nghiệp để phát triển kinh tế địa phương. Trước đây, mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp thường được diễn ra theo dạng chính quyền quản lý doanh nghiệp, hay nói cách khác doanh nghiệp là "người bị quản lý" ở địa phương. Quản lý ở đây tức là chính quyền giám sát các hoạt động của doanh nghiệp FDI, chính quyền quyết định các vấn đề về thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp FDI khi họ muốn xây dựng cơ sở ở địa phương… Từ đó mới dẫn đến những bất cập như việc doanh nghiệp thực hiện các hành vi tiêu cực cho chính quyền địa phương để xây dựng dự án, chính quyền ''hạch sách" doanh nghiệp… Trên thực tế, có một bộ phận khơng nhỏ các cán bộ "câu kết" với doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động trái phép ở địa phương, đặc biệt là hoạt động xây dựng ở địa phương. Doanh nghiệp khơng thực hiện đúng các quy trình xây dựng, bớt xén cơng đoạn, nhất là các cơng trình xử lý chất thải và các điều kiện bảo hộ lao động như hệ thống chống tiếng ồn hay giảm khí độc hại… Chính quyền tỏ ra làm ngơ để các hoạt động này mặc nhiên diễn ra. Để xử lý những bất cập này, phải có hệ thống pháp luật chặt chẽ, phải có sự tham gia giám sát của người dân và các tổ chức đoàn thể cùng sự tham gia của các cơ quan nhà nước cấp trung ương.
Trước hết, cần nâng cao nhận thức của chính quyền về vai trò của doanh
nghiệp FDI ở địa phương, từ đó xây dựng mối quan hệ giữa hai bên trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, thay vì mối quan hệ dạng "doanh nghiệp cầu cạnh chính quyền"
như trước đây. Muốn vậy, việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ địa phương cũng như nâng cao đạo đức chính trị cho đội ngũ này rất quan trọng. Phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, đạo đức chính trị cho cán bộ quản lý địa phương, đồng thời có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng doanh nghiệp để thu lợi bất chính. Thứ hai, cần tăng cường vai trị giám sát của chính quyền địa phương đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chính quyền phải thường xuyên giám sát các hoạt động của doanh nghiệp như hoạt động xử lý rác thải, thực hiện an toàn lao động trong doanh nghiệp, giám sát các hoạt động xây dựng của doanh nghiệp… Thứ ba, chính quyền cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp FDI gắn bó lâu dài với địa phương. Thứ tư, các cơ quan nhà nước trung ương cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư FDI vào địa phương. Sự phối hợp này phải dựa trên hệ thống pháp luật được sửa đổi và hoàn thiện. Sự chỉ đạo của Trung ương với chính quyền địa phương phải nhất quán. Cơ quan trung ương cũng phải thực hiện việc giám sát thường xuyên với các hoạt động của chính quyền, khơng để chính quyền gây khó dễ cho các nhà đầu tư. Thứ năm, cần phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức dân sự để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp và chính quyền, khi phát hiện sai phạm có thể báo lên cơ quan trung ương để kịp thời xử lý. Người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội chính là những người sẽ phản ánh khách quan nhất tình hình hoạt động của doanh nghiệp và chính quyền ở địa phương. Cần hồn thiện các quy định pháp luật về việc người dân tham gia giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể người dân được quyền giám sát việc tiến hành xây dựng của doanh nghiệp, phản ánh về công tác bồi thường thu hồi đất của doanh nghiệp, phản ánh việc xả thải ra môi trường của doanh nghiệp, chính quyền có trách nhiệm bảo vệ người dân khi tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp…
Thứ ba, giải pháp giải quyết hài hịa QHLI giữa người dân và chính quyền ở
tình Thái Ngun. Để giải quyết hài hịa QHLI giữa người dân và chính quyền ở tỉnh
Thái Nguyên trong thu hút đầu tư FDI vào PTCN, cơng tác dân vận đóng rất quan trọng.Thơng qua cơng tác này sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người dân và chính quyền thêm gắn bó chặt chẽ, từ đó giúp cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở địa phương đi vào hiệu quả, thực hiện thắng lợi được các nhiệm vụ phát triển KT-XH
của địa phương. Trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên, nếu công tác dân vận thành cơng, chính quyền địa phương sẽ dễ dàng thực hiện các hoạt động giải phóng mặt bằng phục vụ cho xây dựng các KCN, KCX trên địa bàn tỉnh.
Để làm tốt cơng tác dân vận, chính quyền địa phương phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức tới cán bộ, công chức, viên chức về trách nhiệm phục vụ lợi ích của nhân dân, về thái độ, cung cách ứng xử với người dân, làm sao để người dân có được sự tin tưởng với chính quyền và cảm thấy được tơn trọng. Các sở, ngành tỉnh và các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên phải cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực thi công vụ gắn với công tác dân vận, nhất là việc quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Bên cạnh đó, chính quyền phải đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người dân, đặc biệt là các thủ tục về công tác bồi thường, đền bù đất đai giải phóng mặt bằng. Tổ chức tốt cơng tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho người dân dựa trên các quy định của pháp luật. Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân để kịp thời điều chỉnh các kế hoạch thu hút FDI vào PTCN sao cho phù hợp, hoặc đại diện người dân gửi tới chính phủ những kiến nghị điều chỉnh chính sách, quy định pháp luật để tối đa hóa lợi ích cho nhân dân một cách phù hợp với các kế hoạch thu hút FDI của doanh nghiệp, chính quyền tỉnh. Ngồi ra, chính quyền cần phối hợp với lãnh đạo các cấp huyện, xã trong tỉnh để xây dựng mơ hình dân vận cấp địa phương huyện, xã. Thơng qua các cấp này, chính quyền tỉnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn cho người dân về chủ trương, chính sách và quy định pháp luật của Nhà nước về thu hút FDI vào PTCN, phân tích rõ để người dân hiểu lợi ích lâu dài và ngắn hạn của quốc gia và địa phương, từ đó vận động người dân đóng góp vai trị của mình trong các chiến lược, kế hoạch phát triển KT-XH của đất nước và địa phương. Bên cạnh đó, phải thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên trao đổi, tiếp xúc và đối thoại với người dân. Chăm lo đời sống cho nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho người dân. Đó là những nền tảng cơ sở cho người dân thấy được trách nhiệm của chính quyền với người dân, từ đó củng cố sự tin yêu của người dân với chính quyền tỉnh.
Thứ tư, giải pháp giải quyết hài hòa QHLI giữa doanh nghiệp FDI và NLĐ
trong các doanh nghiệp. Để đảm bảo hài hịa lợi ích giữa doanh nghiệp, chủ doanh
nghiệp với NLĐ trong hoạt động thu hút FDI vào PTCN, cần có các biện pháp đồng bộ như sau:
Một là, về phía doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành
các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với NLĐ. Chủ doanh nghiệp cùng với tổ chức cơng đồn doanh nghiệp phải nắm rõ các văn bản quy phạm pháp luật về lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho NLĐ, tiền lương, giờ làm... Phải tuân thủ các quy định về tuyển chọn, bố trị và SDLĐ. Xây dựng tổ chức cơng đồn đối với doanh nghiệp có từ 5 đồn viên trở lên. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức cơng đồn để giải quyết các vướng mắc một cách thấu đáo cho NLĐ. Những người đứng đầu các