- Về thực tiễn:
2.1.2. Bản chất và phân loại các quan hệ lợi ích kinh tế
Thứ nhất, bản chất của QHLI kinh tế. Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ phân phối, vì vậy bản chất của QHLI kinh tế phải được xuất phát từ quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất của chế độ xã hội. Đồng thời, QHLI kinh tế phản ánh mục đích hay động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau với trình độ phát triển sản xuất khác nhau thì QHLI kinh tế lại được con người nhận thức khác nhau, qua đó phản ánh bản chất xã hội của từng giai đoạn lịch sử. Gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những LIKT
khác nhau (cơ bản là lợi ích về mặt vật chất). Lợi ích kinh tế của NLĐ là thu nhập hay tiền lương của họ cịn lợi ích của người làm chủ là lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD); lợi ích của địa chủ là địa tô thu được khi cho thuê ruộng đất... Trong mọi nền kinh tế, ở đâu có hoạt động SXKD thì ở đó có các QHLI kinh tế. Lợi ích kinh tế chính là động lực cơ bản tạo dựng và phát triển mối quan hệ giữa người làm chủ và người làm thuê. Hoặc giữa những người làm chủ hay giữa những người làm thuê với nhau... Nếu LIKT của các bên suy giảm thì quan hệ giữa các bên cũng suy giảm hoặc tiêu vong. Ngược lại, nếu LIKT được đảm bảo thì sẽ tạo động lực cho sự phát triển ổn định và nhanh chóng của hoạt động SXKD. Kết quả là làm tăng năng suất lao động xã hội, đóng góp cho sự phát triển của các bên và nói rộng ra là đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cả xã hội.
Thứ hai, phân loại các QHLI kinh tế. Trong nền KTTT, các QHLI kinh tế cơ
bản được phân loại như sau:
Một là, QHLI kinh tế giữa người SDLĐ và NLĐ. Người SDLĐ (có thể là cá
nhân như chủ doanh nghiệp hay nhà tư bản trong chủ nghĩa tư bản hay là một tổ chức, tập đồn…) tổ chức SXKD thơng qua việc thuê mướn NLĐ, trả tiền lương để mua sức lao động thông qua các hợp đồng lao động (HĐLĐ) (theo quy định của pháp luật) để xác lập quyền và nghĩa vụ của mình đối với NLĐ.
Người lao động hay người làm thuê/ công nhân là người bán sức lao động cho người SDLĐ, chịu sự quản lý của người chủ trong quá trình lao động, sản xuất để nhận lại một mức thu nhập/ tiền lương theo thỏa thuận trong HĐLĐ.
Lợi ích kinh tế của người chủ là lợi nhuận của hoạt động SXKD còn LIKT của NLĐ là thu nhập. Mối QHLI kinh tế giữa hai bên là mối quan hệ vừa "hợp tác", vừa "đấu tranh" với nhau. Trong điều kiện "hợp tác", lợi ích của cả hai bên đều gia tăng. Người SDLĐ đạt được mong muốn về lợi nhuận và tiếp tục mối quan hệ với NLĐ. Người lao động đạt được mong muốn về thu nhập, tiếp tục làm việc ở cơ sở, doanh nghiệp của người chủ. Trong điều kiện "đấu tranh", người chủ khơng đạt được lợi nhuận mong muốn, từ đó phải cắt giảm tiền lương của người làm cơng, cịn người làm công không thỏa mãn với thu nhập được trả sau khi bỏ công sức lao động của mình. Trên thực tế, để gia tăng lợi nhuận, hiện tượng chủ doanh nghiệp tìm cách cắt
giảm lương của người làm công xảy ra rất phổ biến, chính điều này đã dẫn đến các cuộc đình cơng quy mơ lớn trong lịch sử. Để bảo vệ lợi ích cho NLĐ, ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều có tổ chức cơng đồn. Nhà nước cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng luật pháp quy định các mức lương tối thiểu cho NLĐ.
Hai là,, QHLI kinh tế giữa những chủ thể kinh doanh. Quan hệ LIKT giữa
những chủ thể kinh doanh là quan hệ "đối tác" và "đối thủ" với nhau. Trong nền KTTT, những chủ thể kinh doanh thường có liên kết với nhau để thúc đẩy thị trường SXKD. Họ cũng có thể bắt tay với nhau trong vấn đề ứng xử với NLĐ, hoặc ứng xử với chính quyền, nhà nước. Bên cạnh đó, họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau trên thương trường. Thông thường các doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả sẽ tồn tại lâu, loại bỏ dần các doanh nghiệp sản xuất yếu kém. Mối quan hệ giữa những người chủ kinh doanh có thể thơng qua các nghiệp đồn, hiệp hội sản xuất. Chẳng hạn ở Việt Nam, các làng nghề liên kết với nhau để cũng tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút người mua. Mối quan hệ giữa những người SDLĐ thường mang tính chất cạnh tranh, đối đầu nhiều hơn hợp tác do các bên đều muốn nhận được lợi nhuận lớn hơn đối thủ của mình, loại bỏ đối thủ ra khỏi đường đua.
Ba là, QHLI kinh tế giữa những NLĐ. Quan hệ LIKT giữa những NLĐ cũng
khơng nằm ngồi quy luật vừa "hợp tác" vừa "đấu tranh". Chẳng hạn, để đảm bảo lợi ích của mình khi bị chủ doanh nghiệp bóc lột, NLĐ cần phối hợp với nhau để địi quyền lợi chính đáng cho mình. Hay họ cần phối hợp với nhau để cùng tạo ra những sản phẩm giá trị cho doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó gia tăng thu nhập/ lương/ thưởng cho bản thân. Tuy nhiên, NLĐ cũng phải cạnh tranh với nhau khi doanh nghiệp giảm lao động (cá nhân nào xuất sắc hơn sẽ được giữ lại, cá nhân nào kém hơn sẽ bị đào thải). Hay họ phải cạnh tranh với nhau để đạt những phần thưởng dành cho cá nhân "xuất sắc"… Tuy nhiên trên thực tế, mối QHLI kinh tế giữa những NLĐ ít có mâu thuẫn sâu sắc bởi họ làm việc cùng nhau, thường có sự thân quen nên dễ dàng đối thoại hơn. Hơn thế nữa, họ thường rất đồn kết với nhau để bảo vệ lợi ích của mình khi bị người chủ "bóc lột".
Bốn là, QHLI kinh tế giữa cá nhân với các tổ chức, đồn thể, xã hội. Đây có
thể nói là mối QHLI kinh tế giữa các cá nhân với cộng đồng, xã hội. Cá nhân ở đây có thể là NLĐ hoặc là người SDLĐ. Mối quan hệ này cũng dựa trên tính chất vừa
thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Trong điều kiện thuận lợi, NLĐ và người SDLĐ hài hịa được LIKT với nhau thì sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội. Ngược lại, cộng đồng, xã hội mà ở đây có thể là cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thể (đại diện cho cộng đồng) sẽ tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính sách, luật pháp… để NLĐ và người SDLĐ tiếp tục phát huy cơng việc của mình. Ở chiều ngược lại, NLĐ và người SDLĐ khơng tạo ra những lợi ích cho cộng đồng, thực hiện các hoạt động/ hành vi gây hại cho cộng đồng thì cộng đồng, đồn thể xã hội cũng sẽ phản ứng/ tác động tiêu cực lên NLĐ, chủ lao động. Để giải quyết mâu thuẫn của mối quan hệ này, cần có vai trị của luật pháp, các tổ chức trung gian và phải dựa vào một thể chế phù hợp, sát hợp với điều kiện thực tiễn