Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể đầu tư; giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 73 - 75)

- Về thực tiễn:

2.2.3.4. Quan hệ lợi ích giữa các chủ thể đầu tư; giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoà

nước với nhà đầu tư nước ngoài

tư nước ngồi ln ln là mối quan hệ có tính chất hợp tác và cạnh tranh. Lợi ích của các chủ thể này liên quan tới thị trường, ai chiếm được thị trường lớn hơn thì lợi ích nhận được sẽ lớn hơn, khả năng cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên, để đóng góp cho sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước hay sự phát triển của ngành cơng nghiệp ở tỉnh nói riêng, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các chủ thể này. Đây cũng là cách để các bên cùng hài hồ và song trùng lợi ích với nhau. Hơn thế nữa, một trong những mục tiêu quan trọng để thu hút đầu tư FDI của Việt Nam là tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp FDI để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia sản xuất các sản phẩm linh kiện, phụ kiện để cung ứng cho doanh nghiệp FDI. Đây sẽ là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước và từ đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước có điều kiện để học hỏi công nghệ mới, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, từng bước làm chủ công nghệ để tự mình xây dựng và phát triển ngành cơng nghiệp của nước nhà. Muốn vậy, vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy sự liên kết này rất quan trọng. Nhà nước phải làm cầu nối cho các chủ thể đầu tư trong nước và nước ngoài đồng thời là trọng tài để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa các bên. Ở địa bàn cấp tỉnh, chính quyền địa phương đảm nhận vị trí cầu nối và trọng tài này. Vì vậy, cơ quan nhà nước các cấp cần xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp cho các đối tượng đầu tư khác nhau, phải áp dụng các chế tài mạnh mẽ để các nhà đầu tư FDI thực hiện tỷ lệ nội địa hoá, thúc đẩy sự liên kết giữa nhà đầu tư FDI với nhà đầu tư hay doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp SXCN phụ trợ. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần dẫn dắt để tạo ra các điều kiện liên kết cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn như kết nối thông tin cho các bên, tổ chức đối thoại cho các bên, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực để nhân lực trong các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt doanh nghiệp tư nhân có cơ hội sử dụng công nghệ tân tiến ở các doanh nghiệp FDI... Về phần mình, để có đủ khả năng liên kết được với các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tiêu chí đánh giá QHLI này thơng qua kết tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp địa phương trong chuỗi cung ứng sản phẩm liên kết với các doanh nghiệp

FDI và việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiêp FDI trong công nghiệp và doanh nghiệp của địa phương. Có thể đánh giá kết quả theo tỷ lệ sử dụng các phần mền quản lý theo tiêu chuẩn ISO mà các doanh nghiệp FDI chuyển giao cho các doanh nghiệp địa phương và chỉ ra các khâu cơ bản trong quy trình tái sản xuất mà các doanh nghiệp thực hiện liên kết qua các năm theo con số thống kê.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)