Những kiến nghị đề xuất với với các Bộ, Ngành để thực hiện hài hịa quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tinht Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 166 - 171)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

4.2.6. Những kiến nghị đề xuất với với các Bộ, Ngành để thực hiện hài hịa quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tinht Thái Nguyên

Những khó khăn vướng mắc cần giải quyết ở tầm vĩ mô để sát đúng với thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên với đề xuất cụ thể:

Một là, đối với các Bộ, Ngành

cấp cho tỉnh Thái Nguyên để địa phương chủ động hơn trong hoạt động kêu gọi đầu tư FDI vào PTCN. Chẳng hạn như kiến nghị được toàn quyền quyết định việc cấp mới hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư nếu sau thời gian quy định mà cơ quan được gửi văn bản lấy ý kiến thẩm tra không trả lời.

Thứ hai, với Bộ Giao thông vận tải. Phối hợp với tỉnh Thái Nguyên kêu gọi

đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giao thông trọng điểm, đồng bộ hóa hạ tầng KT- XH của địa phương kết nối với các địa phương khác để dễ dàng thu hút FDI đồng thời cải thiện môi trường hoạt động cho doanh nghiệp địa phương cùng NLĐ, người dân trong tỉnh.

Thứ ba, với Bộ Tài chính. Điều chỉnh cơ chế, chính sách tạo nguồn thu cho tỉnh Thái Nguyên. Tạo thuận lợi cho tỉnh được sử dụng ngân sách nhà nước nhàn rỗi để đẩy nhanh đơ thị hóa ở địa phương hay giúp địa phương phát triển kết cấu hạ tầng. Điều tiết hợp lý cho ngân sách địa phương bảo đảm tương ứng với vai trò đóng góp ngân sách của từng tỉnh.

Thứ tư, với Bộ Thông tin và Truyền thông. Giúp đỡ hồn thiện hạ tầng thơng tin hiện đại. Gíup đỡ cử chuyên gia để xây dựng chương trình và thực hiện chuyển đổi số cũng như triển khai các phân mềm quản lý hiên đại. Nội dung này đã được thực hiện đang giúp cho Thái Nguyên thúc đẩy nhanh q trình chuyển đổi số. Đây là giải pháp tích cực cần được ủng hộ và nhân rộng

Hai là, đối với Quốc hội Chính phủ và chính quyền tỉnh

Về mặt luật pháp, Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung trước hết những bất cập trong luật đất đai (về thẩm quyền xác định khung giá đất, về thẩm quyền và diện tích đất được chuyển đổi mục đích sử dụng) và các bộ luật khác như: Luật lao động (liên quan đến vấn đề xuất nhập cảnh của doanh nhân NLĐ nước ngoài, các vấn đề an ninh quốc gia); luật doanh nghiệp, luật đầu tư v.v… những quy định chưa được thống nhất về các vấn đề liên quan tới NLĐ, tới chủ các doanh nghiệp, tới các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp để giúp các chủ thể này tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong vấn đề pháp luật liên quan tới thu hút đầu tư FDI trong PTCN. Phát hiện những sự chồng chéo trong quy định của luật pháp để xây dựng các quy định mạch lạc, thống nhất.

Về mặt cơ chế, chính sách, Chính phủ cần có chính sách tín dụng ưu đãi cho tất cả các doanh nghiệp địa phương, không phân biệt DNNN hay doanh nghiệp tư nhân ở các KCN trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp được sử dụng nguồn vốn bình đẳng như nhau. Bên cạnh đó, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế để vừa khuyến khích thu hút FDI và có chế tài xử phạt nghiêm minh các gian lận trốn lậu thuế dưới các hình thức. Xây dựng cơ chế huy động vốn và các hình thức đầu tư phù hợp vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, năng lượng thông tin và hệ thống quan trắc, xử lý mơi trường

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải

pháp đáp ứng được các FDI lớn kiểu "Đại bàng" trong bối cảnh mới. Đẩy mạnh gắn kết liên vùng với vai trò trung tâm trên các mặt, thể hiện vai trò kiến tạo vừa giúp doanh nghiệp FDI, vừa giúp người dân chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, làm tốt công tác quy hoạch phát triển có hạ tầng giao thơng, quỹ đất KCN, hạ tầng viễn thông và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực mà tỉnh còn nhiều dư địa…

KẾT LUẬN

Với mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển và trung tâm kinh tế lớn ở khu vực Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030, thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên là giải pháp hàng đầu của địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI trong cả nước, khu vực và trên thế giới ngày càng quyết liệt với những chiều hương mới thì thu hút FDI của tỉnh Thái Nguyên là bài tốn khó, cần phải xây dựng vững chắc các "nền tảng thu hút đầu tư" thì mới có thể đạt được mục đích đề ra. Một trong những nền tảng thu hút đầu tư đó chính là việc hài hồ lợi ích của các chủ thể liên quan trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh cụ thể là: lợi ích của người dân, NLĐ, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp địa phương và chính quyền địa phương. Với ý nghĩa tìm kiếm những giải pháp hài hồ, song trùng lợi ích, cùng thắng để phát triển cho các mối QHLI nêu trên, luận án đã tìm hiểu lý luận và thực tiễn liên quan tới chủ đề này.

Về mặt lí luận, đã trình bày những cơ sở lí luận về QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh, trong đó chủ yếu là QHLI kinh tế. Ngồi ra cịn có các lý luận về dòng vốn FDI, vai trò của thu hút FDI. Phân tích nội hàm của khái niệm LIKT trên góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị. Đồng thời chỉ bản chất, đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng, phương thức thực hiện có lồng ghép tiêu chí đánh giá về QHLI giữa các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN ở một tỉnh. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và một số tỉnh trong nước để tìm bài học về thu hút FDI vào phát triển công nghiêp ở tỉnh dựa trên nền tảng hài hoà QHLI giữa các chủ thể.

Về mặt thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng để đánh giá ba mối QHLI cơ bản trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên, cụ thể:

Thứ nhất, QHLI giữa doanh nghiệp FDI và NLĐ. Trong đó, thực trạng lợi

ích của NLĐ được thể hiện qua thu nhập gồm tiền, tiền lương thưởng và các chế độ bảo hiểm cũng như các điều kiện làm việc… qua việc thực hiện HĐLĐ của doanh nghiệp, qua hoạt động của các tổ chức cơng đồn cơ sở… Cịn lợi ích của doanh nghiệp FDI có thể được nhìn thấy qua lợi nhuận của họ, qua giá lao động rẻ và chất lượng NLĐ trong doanh nghiệp.

Thứ hai, QHLI giữa người dân với chính quyền và doanh nghiệp FDI. Mối

quan hệ này được thể hiện rõ nhất qua thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng cho người dân sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các KCN

Thứ ba, quan hệ giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp FDI. Lợi ích

của doanh nghiệp là được hưởng các ưu đãi về thuế doanh nghiệp, về giá thuê đất đai, về thủ tục hành chính hay kết cấu hạ tầng các KCN ở tỉnh. Trong khi đó, lợi ích của địa phương là tăng thu ngân sách, tái cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại và giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp …

Nhìn chung, các mối QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên cho các kết quả tích cực nhiều hơn tiêu cực. Những tồn hạn chế là khơng thể tránh khỏi song có thể khắc phục được trong tương lai để sớm đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp phát triển vào năm 2030. Theo mục tiêu đó, nghiên cứu sinh đã đề xuất các giải pháp cụ thể cho từng cặp mối QHLI, trong đó nhấn mạnh tới thế mạnh đặc thù của tỉnh và vai trò của Nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương vì đây là những chủ thể có năng lực quyết định lớn nhất tới QHLI của các bên.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 166 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)