- Về thực tiễn:
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2.2.1. Lợi ích của chính quyền tỉnh Thái Nguyên
Tạo ra nhiều "công ăn việc làm" giúp giảm tình trạng thất nghiệp của lao động trên địa bàn và đóng góp cho ngân sách của địa phương.Đây là nguồn tài chính quan trọng, thiết thực nhất để địa phương có nguồn vốn thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH.Đó là những lợi ích cơ bản nhất mà chính quyền địa phương có được trong mối QHLI với doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, thực trạng QHLI trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi giữa chính quyền và doanh nghiệp FDI ở tỉnh Thái Nguyên sẽ được phản ánh qua thực trạng tạo ra việc làm của doanh nghiệp FDI cho địa phương, qua thực trạng đóng góp của doanh nghiệp FDI vào ngân sách địa phương hay thực trạng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh từ khu vực FDI.
Trước tiên, cần xem xét hiện trạng hoạt động đầu tư và khai thác của các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay để đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động của các KCN này. Theo Báo cáo của Ban quản lý các KCN Thái Nguyên, lũy kế đến hết tháng 9 năm 2020 trong các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có tổng số 236 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cịn hiệu lực, trong đó có 119 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 8.438,3148 triệu đô la Mỹ và 117 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư 15.611,2109
tỷ đồng. Các KCN trên địa bàn đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích là 61% [100]. Như vậy, về cơ bản các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hoạt động tương đối hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy khá cao, đảm bảo được các mục tiêu phát triển KCN của địa phương đồng thời mang lại các giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Bảng 3.11: Hiện trạng hoạt động đầu tƣ và khai thác của các KCN trên điạ bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến năm 2020
Tên KCN Đất CN theo QHCT (ha) QHCT (ha) Đất CN cho thuê (ha) Tỷ lệ lấp đầy (%) Ghi chú KCN Sông Công I 150 195 82 54,67 KCN Yên Bình 268 400 247,7 92,43 KCN Nam Phổ Yên 88 120 70 79,55 KCN Điềm Thụy 232 350 Khu A 131,45 180 131,45 100,00 Khu B 108 170 26 24,07 KCN Sông Công II 188 250 182 96,81 KCN Quyết Thắng 50 105 0 0,00 KCN Sông Công II mở rộng - - - -
Đang lập Quy hoạch, quy mô 300ha KCN - Đô thị - Dịch
vụ Phú Bình - - - -
Đang lập Quy hoạch, quy mơ 900ha
Nguồn: [100].
Bên cạnh đó, giai đoạn 2010-2019, các doanh nghiệp FDI trong các KCN này đã tạo ra khối lượng việc làm lớn cho người dân, giảm gánh nặng giải quyết việc làm cho người dân của chính quyền địa phương. Nếu như năm 2010, lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp ở tỉnh là 115,480 người thì tới năm 2019, số lượng lao động trong lĩnh vực này đã tăng gấp đơi, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 2,28% xuống cịn 1,61% [51, tr.58, 61]. Trong số các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp ở tỉnh, phải kể đến sự có mặt của các doanh nghiệp, cơng ty lớn là tập đồn Samsung, cơng ty Doosun. Đây là những doanh nghiệp FDI có quy mơ lớn trên thế giới đến với tỉnh Thái Nguyên. Riêng công ty TNHH Samsung Electronics đã giải quyết việc làm cho hơn 57,8 nghìn lao động ở tỉnh [5].
Bảng 3.12: Lao động ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015
Năm Tổng số lao động (người)
Lao động trong lĩnh vực công nghiệp (người)
Tỉ lệ thất nghiệp của địa phương (%) 2010 671.600 115.480 2,28 2011 679.682 124.613 0,83 2012 705.487 159.513 1,45 2013 704.919 155.212 1,09 2014 721.581 174.156 1,37 2015 751.451 191.428 1,91 2016 750.529 209.407 1,71 2017 752.957 226.408 1,66 2018 760.743 234.729 1,19 2019 766.388 255.932 1,61 Nguồn: [51, tr.58, 61, 63].
Bên cạnh tạo thêm nhiều việc làm cho lao động của tỉnh, chính quyền tỉnh còn nhận được khoản thu ngân tăng cao từ việc đóng thuế của các doanh nghiệp FDI, đây là nguồn tài chính lớn để tỉnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh như hiện nay. Giai đoạn 2015-2019, các doanh nghiệp FDI ở tỉnh đã góp phần tăng cao giá trị SXCN, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại: tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp [Xem thêm biểu đồ 3.4 về giá trị SXCN tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2015-2019]. Giá trị SXCN theo giá hiện hành mà khu vực FDI đóng góp cho tỉnh Thái Nguyên đã tăng từ 3.843 tỷ đồng năm 2015 lên 7.591 tỷ đồng năm 2019, chiếm tỉ lệ 91,6% tổng giá trị SXCN tỉnh năm 2019. Con số này gấp 19,04 lần so với khu vực ngoài nhà nước và gấp 26,38 lần khu vực nhà nước năm 2019 [51, tr.309]. Giá trị SXCN của tỉnh Thái Nguyên được đánh giá thuộc top đầu cả nước.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nhờ đó cũng có điều kiện tăng vọt. Năm 2015, khu vực kinh tế FDI đã đóng góp cho địa phương khoảng 1.398 tỷ đồng. Tới năm 2019, số tiền này đã tăng lên thành 4.075 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với mức đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước và chiếm khoảng 1/5 tổng thu ngân sách của địa phương.
Đơn vị: Tỷ đồng 1.398 2.101 2.07 3.411 4.075 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Biểu đồ 3.10: Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ FDI cho ngân sách địa phƣơng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2019
Nguồn: [51, tr.94].
Các dự án cơng nghiệp FDI đã tác động tích cực, mạnh mẽ,lan tỏa đến mọi mặt của đời sống xã hội địa phương, tạo nguồn vốn quan trọng để chính quyền địa phương đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị cho tỉnh. Đến nay, đã có nhiều cơng trình phục vụ cho lĩnh vực du lịch, giải trí của người dân địa phương cũng như người dân bên ngoài tỉnh như: Tổ hợp khách sạn Grace; dự án đầu tư Khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, dự án 2 bờ Sông Cầu… với tổng mức đầu tư xấp xỉ 200.000 tỷ đồng [98, tr.3]. Điều này đã tạo ra số lượng lớn việc làm gián tiếp tại địa phương.Lợi ích của địa phương trong việc nâng cao năng lực điều hành,nâng chỉ số PCI…Đối với người lao động cịn thêm lợi ích được đâị tạo, nâng cao trình độ tay nghề, tính kỷ luật và tác phong cơng nghiệp thích ứng dần với nền sản xuất hiện đại Ngoài ra, các dự án FDI ngành cơng nghiệp cịn thúc đẩy các ngành xây dựng, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ phát triển mạnh mẽ. Qúa trình thực hiện đơ thị hóa cũng trở nên nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nhờ các nguồn vốn FDI. Giai đoạn từ năm 2011 tới nay, khu vực FDI đã đóng góp vốn đầu tư rất lớn cho địa phương, thậm chí giai đoạn từ 2011 tới 2015, khu vực FDI đã đóng góp
gần 60% tổng nguồn vốn đầu tư cho tỉnh Thái Nguyên. Còn từ năm 2016 trở lại đây, khu vực FDI đã đóng góp tương đương 50% vốn đầu tư cho tỉnh. Cả hai giai đoạn 2011-2015 và 2016-2019, đóng góp của khu vực FDI đều vượt trội gấp nhiều lần các khu vực khác.
Đơn vi: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.11: So sánh vốn đầu tƣ từ FDI ở tỉnh Thái Nguyên qua các giai đoạn phân theo loại hình kinh tế
Nguồn: [51, tr.113].