- Về thực tiễn:
1.4.2. Những vấn đề mới đặt ra cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Thứ nhất, hoàn thiện cơ sở lý luận theo hướng tiếp cận của chuyên ngành
kinh tế chính trị về QHLI trong thu hút FDI ở tỉnh trong bối cảnh mới của nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh quan hệ phân phối lợi ích là một trong 3 mặt của quan hệ sản xuất, và một trong 4 khâu của quá trình tái sản xuất vừa phụ thuộc quan hệ sở hữu của các chủ thể trong thu hút FDI, vừa có tính độc lập tương đối thúc đẩy hoặc kìm hãm thu hút FDI vào PTCN của tỉnh.
Thứ hai, phân tích đặc điểm, vai trị, hình thức biểu hiện, các nhân tố ảnh
hưởng, các phương thức thực hiện và bổ sung để hồn thiện các tiêu chí đánh giá về QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh phù hợp với bối cảnh mới của thời đại. Thu hút FDI của Việt Nam sau 35 năm đổi mới và phát triển đã có nhiều kinh nghiệm và ngày càng có các nhà đầu tư lớn với nhiều quốc tịch khác nhau chuyển hướng đầu tư mạnh ở các tỉnh, thành phố.
Thứ ba, nghiên cứu trường hợp cụ thể ở tỉnh Thái Nguyên về QHLI trong thu
hút FDI vào PTCN dựa vào các nội dung lý luận được xây dựng. Trong đó, nhấn mạnh các QHLI kinh tế của các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN.
Thứ tư, nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm về giải quyết hài hòa QHLI trong
thu hút FDI vào PTCN của quốc tế và một số tỉnh điển hình trong nước về thu hút FDI để làm bài học thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
Thứ năm, dự báo tình hình quốc tế và trong nước có liên quan đến xu hướng
chuyển dịch và phát triển dòng vốn FDI những năm tới. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu và đề xuất các quan điểm phù hợp nhằm giải quyết hài hòa QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh.
Thứ sáu, đề xuất các giải pháp vừa điều chỉnh và tìm lời giải mới sáng tạo
bài toán về QHLI theo hướng hài hịa, cùng có lợi giữa các chủ thể trong thu hút FDI vào PTCN theo mục tiêu mà tỉnh Thái Nguyên đề ra.
Kết luận: Những kết quả nghiên cứu về QHLI trong thu hút FDI vào PTCN sẽ được tác giả tiếp thu có chọn lọc trong q trình thực hiện đề tài luận án. Tác giả mong muốn sẽ nghiên cứu, bổ sung phát triển những "khoảng trống" nêu trên. Do vậy, đề tài luận án của tác giả lựa chọn là không trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố cả về tính chất của đề tài (kinh tế chính trị) lẫn nội dung và hình thức.
Chƣơng 2