Đối với chính quyền nhà nước các cấp

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61 - 63)

- Về thực tiễn:

2.2.1.4. Đối với chính quyền nhà nước các cấp

Các hình thức biểu hiện của QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh đối với chính quyền nhà nước các cấp là việc thu ngân sách cho địa phương, giải quyết thất nghiệp và ổn định trật tự an ninh xã hội

Thứ nhất, đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách cho địa phương. Thu ngân

sách là nguồn lực tài chính cơ bản của tỉnh, là nguồn lực vật chất để chính quyền tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra về phát triển KT-XH. Trong đó, ngân sách địa phương được hiểu "là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương" [85, tr.6]. Ngân sách địa phương có vai trị duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền ở địa phương, từ đó tạo cơ sở để ổn định và phát triển tài chính quốc gia cũng như phát triển KT-XH chung từ địa phương tới trung ương và cả nước. Nguồn thu của ngân sách địa phương trước tiên được dung để chi trả cho các hoạt động thường xun, cố định của chính quyền, sau đó là dung vào việc đầu tư, phát triển kinh tế hoặc an sinh xã hội ở địa phương. Nguồn thu ngân sách địa phương đến từ rất nhiều hoạt động như từ thuế các loại đất, từ tiền cho thuê đất… trong đó việc thu thuế từ các doanh nghiệp FDI đóng góp rất lớn cho ngân sách địa phương. Do đó, hình thức biểu hiện của QHLI trong thu hút FDI vào PTCN trên địa bàn tỉnh đối với chính quyền nhà nước các cấp cơ bản nhất là sự đảm bảo nguồn thu ngân sách cho địa phương. Theo đó, các doanh nghiệp FDI cần đảm bảo đóng đầy đủ và đúng thời hạn thuế cho cơ quan thuế. Cụ thể các loại thuế mà doanh nghiệp FDI phải nộp gồm: Thuế môn bài; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế suất đối với lĩnh vực hoạt động; Thuế giá trị gia tăng; Thuế xuất nhập khẩu; Thuế tài nguyên; Thuế

bảo bệ môi trường; Thuế sử dụng đất; Thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó, các khoản thu có giá trị lớn nhất và quan trọng nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử đụng đất và thuế bảo vệ môi trường. Trên thực tế, để thu hút nhà đầu tư FDI, nhiều địa phương hay hỗ trợ các nhà đầu tư về thuế sử dụng đất, miễn giảm thuế này cho họ. Thuế môi trường là một khoản thuế quan trọng, nó giúp doanh nghiệp nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, hàng năm doanh nghiệp FDI nộp thuế thu nhập doanh nghiệp "căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo để kê khai doanh thu, chi phí thu nhập chịu thuế cơ quan thuế trực tiếp quản lí". Như vậy chính quyền nhà nước các cấp ở nước ta được hưởng một phần lợi ích trích ra từ doanh thu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.Tuy nhiên, ngồi mặt tích cực trên thực tế khơng ít các doanh nghiệp FDI lợi dụng kẽ hở của pháp luật chính quyền nước sở tại và sự yếu kém của bộ máy quản lý thực hiện các hành vi trốn thuế như hoạt động "chuyển giá" trong FDI với nhiều phương thức tinh vi thời gian qua gây thất thu cho ngân sách và giảm lòng tin trong QHLI.

Thứ hai, hỗ trợ giải quyết thất nghiệp ở địa phương. Doanh nghiệp FDI vào

địa phương không chỉ làm tăng nguồn thu ngân sách, mà cịn góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho NLĐ địa phương, giúp chính quyền thực hiện nhanh chóng mục tiêu giảm tỉ lệ thất nghiệp cho NLĐ. Hình thức biểu hiện của QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh là chính các doanh nghiệp FDI tạo ra nguồn cầu về lao động là điều kiện thiết thực nhất đối với chính quyền nhà nước các cấp để giảm tỉ lệ thất nghiệp ở lao động địa phương hay tăng số lượng lao động địa phương ở các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp.

Thứ ba, hỗ trợ chính quyền trong việc đảm bảo ổn định xã hội ở địa phương.

Hình thức biểu hiện của QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh đối với chính quyền nhà nước các cấp còn là sự ổn định về trật tự xã hội ở địa phương. Nhờ có nguồn thu ngân sách nhà nước mà chính quyền địa phương có cơ sở kinh tế để thực hiện các mục tiêu của địa phương như thực hiện an sinh xã hội cho người dân, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Không những vậy, lao động địa phương có việc làm để nâng cao thu nhập, cải

thiện đời sống. Những điều này cộng dồn với nhau sẽ tạo ra một xã hội ổn định không chỉ về kinh tế mà cịn ổn định an ninh, trật tự. Hình thức biểu hiện cụ thể ở đây có thể được nhìn thơng qua tình hình tội phạm trên địa bàn hoặc tình hình tội phạm hoặc các vụ phạm tội xảy ra ở các doanh nghiệp, thông qua số liệu thống kê của các cơ quan chức năng về trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 61 - 63)