Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 133 - 135)

- Về thực tiễn:

Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3.2.1. Những hạn chế

Một là, QHLI giữa doanh nghiệp FDI và NLĐ mang tính ngắn hạn, chưa đi vào chiều sâu, thiếu bền vững. Mâu thuẫn về LIKT giữa các chủ thể trong thu hút

FDI vào PTCN luôn hiện hữu là một tất yếu. Mặc dù thu nhập của NLĐ trong các doanh nghiêp FDI ở tỉnh những năm qua được tăng dần và các lợi ích khác về chăm

sóc sức khỏe, nhà ở đã được doanh nghiệp quan tâm nhưng chưa đi vào chiều sâu, thiếu bền vững. Nhiều doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm chi phí mà tìm cách lách luật trong QHLI với NLĐ. Ví dụ, việc kí kết hợp đồng dài hạn bị thay thế bằng các hợp đồng ngắn hạn được kí kết nhiều lần để giảm các mức thưởng của NLĐ, cũng như giảm chi phí đóng bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác cho NLĐ. Bên cạnh đó, một số tổ chức cơng đồn cơ sở hoạt động cịn mang tính hình thức, chưa thực sự bảo vệ lợi ích cho NLĐ khi có tình huống thực tiễn xảy ra. Đồng thời, các hoạt động cơng đồn chưa thường xun mà chỉ theo phong trào. Các xung đột mâu thuẫn lợi ích mặc dù chưa xảy ra nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ. Giải quyết QHLI chửa đi vào chiều sâu, bản chất mà chủ yếu mang tính xử lý tình huống thiếu ổn định... Mặt khác, đa số NLĐ còn hạn chế về hiểu biết pháp luật, cam chịu, không dám đứng lên bảo vệ lợi ích cho mình. Việc lao động hoạt động chui, khơng có hợp đồng hay tình trạng lao động nhảy việc liên tục vẫn cịn tồn tại ở nhiều nơi.

Hai là, sự bình đẳng trong QHLI giữa giữa doanh nghiệp cơng nghiệp FDI với chính quyền địa phương các cấp chưa cao. Do sức ép về cầu thu hút FDI trên bình diện quốc gia so sánh với các nước trong khu vực các nước ASEAN cũng như với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nên địa phương có tâm lý lo sợ khơng thu hút được các nhà đầu tư. Nắm bắt tâm lý này, các chủ thể đầu tư FDI thường đặt ra các điều kiện, yêu cầu khắt khe hơn và lợi ích thiên nhiều về phía chủ đầu tư hơn. Quan hệ lợi ích này cả trực tiếp và gián tiếp tác động đến QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Nguyên những năm qua. Thực tiễn cho thấy, mối quan hệ xoay quanh doanh nghiệp, chính quyền và người dân địa phương còn nảy sinh mâu thuẫn nhiều nhất trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng cũng như giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người dân khi quỹ đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất KCN. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp đầu tư sẽ là địa chỉ mang lại kế sinh nhai cho người dân. Tuy nhiên,về lâu dài nhu cầu nâng cao chất lượng lao động sẽ là bài tốn mới cho chính quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên. Bên cạnh đó trong dài hạn, việc quy hoạch, xây dựng các KCN nhằm phát huy hết lợi ích của doanh nghiệp nước ngoài và tạo hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, hạn chế các doanh nghiệp

sử dụng công nghệ cũ hay vấn đề quản lý môi trường cũng là các vấn đề nảy sinh cần được giải quyết triệt để. Ngoài ra, vấn đề giải quyết các thủ tục hành chính cho các dự án đầu tư, dù đã xúc tiến, đổi mới, xong còn một số hạn chế làm giảm khả năng thu hút đầu tư nước ngoài; hệ thống pháp luật ở cấp vĩ mơ và chính sách của tỉnh chưa chặt chẽ tạo kẽ hở cho các chủ thể đầu tư… Đặc biệt, những năm qua tỉnh Thái Nguyên thu hút FDI của Hàn Quốc là chủ yếu, trong khi chủ trương mới là đa dạng các nhà đầu tư của các nước vào PTCN... Vì vậy, để thực thi có kết quả thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh Thái Ngun cần phải tính đến vấn đề đa dạng hóa QHLI với nhiều đối tác trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên. (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)