- Về thực tiễn:
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
4.2.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của nhà nước các cấp để giải quyết hài hịa quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh
Một là, vai trò của nhà nước Trung ương. Nhà nước Trung ương có vai trị
rất lớn trong hoạt động thu hút FDI nói chung và quyết định tới tính hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn FDI này vào PTCN. Nhà nước là chủ thể duy nhất bảo đảm được sự ổn định về kinh tế và chính trị ở tầm vĩ mơ, giúp cho sự huy động nguồn vốn FDI được thực hiện dễ dàng. Một môi trường kinh tế và chính trị ổn định là yếu tố đầu tiên thu hút các nhà đầu tư. Nhà nước cũng là chủ thể duy nhất giải quyết được những vấn đề kinh tế vĩ mơ như lạm phát, tiền tệ, tài khóa… xây dựng các cơ chế, chính sách pháp luật, chính sách phát triển để thu hút dầu tư. Nâng cao vai trò của Nhà nước Trung ương là giải pháp hiệu quả để hài hòa QHLI trong thu hút đầu
tư FDI vào PTCN nói chung. Muốn vậy, trước tiên cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới quản lý nhà nước về thu hút FDI. Thơng qua luật pháp, tăng cường vai trị của các Bộ, Ngành, Cơ quan quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định, chính sách về thu hút FDI. Trong đó, cần chú trọng xây dựng một khung pháp lý thu hút FDI cơng bằng, áp dụng chung và bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Các cơ chế, chinh sách liên quan quan thu hút FDI phải được công khai, minh bạch và được xây dựng dựa trên những cơ sở thực tiễn của hoạt động thu hút FDI nhiều năm qua của Việt Nam. Đối với các cấp quản lý về thu hút đầu tư FDI, phải có sự phân định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng.
Ngoài ra, những chủ trương, biện pháp của cơ quan Nhà nước Trung ương nhằm cải cách thủ tục hành chính trong thu hút FDI theo hướng tinh gọn, linh hoạt cần thực sự đi vào thực tế tránh lối mịn phơ trương thành tích trên lý thuyết. Nhà nước cần xây dựng một quy trình thủ tục chuẩn và phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động giải quyết thủ tục hành chính. Áp dụng liên thơng quy trình thủ tục từ một phần mềm chung thống nhất giữa các Bộ, ngành và chính quyền tỉnh, đề tiếp cận để xử lý thủ tục chuẩn đồng thời công khai, minh bạch để các địa phương áp dụng.
Bên cạnh đó, sớm ban hành các quy định, chính sách về ưu đãi thuế cho nhà đầu tư nước ngoài, khắc phục hạn chế về sự chồng chéo của các văn bản pháp luật liên quan tới vấn đề này.
Hai là, vai trò của chính quyền nhà nước cấp tỉnh. Để giải quyết hài hòa
QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh, chính quyền nhà nước cấp ở tỉnh Thái Nguyên là cơ quan trực tiếp phải thể hiện được vai trò kiến tạo, điều phối quan hệ của chính quyền các cấp,thể hiện được các đặc thù của tỉnh Thái Nguyên: Vai trị của người đầu quy tụ ý chí và hành động quyết liệt với quyết tâm cao: Một mặt, phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống cách mạng. Mặt khác, kiến nghị có tình, có lý với chính phủ và các Bộ, Ngành về chiến lược thu hút FDI và quan điểm giải quyết các QHLI kịp thời, công tâm. Và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ các tỉnh thành khác hình thành trung tâm thu hút FDI vào phất triển KT-XH của vùng. Vì vậy, trước tiên tỉnh Thái Nguyên phải xây dựng được một hệ sinh thái hiện đại, hội nhập với các chỉ số định lượng xếp loại cao so với
các tỉnh thành trong cả nước. Đó là minh chứng rõ nhất để các nhà đầu tư không chỉ thấy được tiềm năng về phát triển kinh tế mà cịn thấy được một mơi trường an toàn, ổn định để họ xây dựng chiến lược đầu tư FDI lâu dài. Một mơi trường đầu tư an tồn, ổn định chắc chắn khơng thể thiếu yếu tố hài hịa về QHLI của các chủ thể lợi ích. Điều này địi hỏi vai trò rất lớn từ chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương cần kiến nghị tới Trung ương về việc tăng quyền hạn trong giải quyết các vẫn đề xung đột, mâu thuẫn trong hoạt động thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải tích cực đổi mới, thực hiện cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực ở địa phương vào hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ ở địa phương. Quan tâm, chăm lo tới đời sống của người dân. Hỗ trợ doanh nghiệp FDI phát triển.
Chính quyền nhà nước cấp tỉnh cần xây dựng một đội ngũ nhân lực quản lý trình độ cao, linh hoạt trong xử lý các vấn đề liên quan tới hoạt động thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Đội ngũ nhân lực quản lý phải có chun mơn sâu về quản lý kinh tế, kinh tế phát triển đồng thời nắm rõ những chủ trương, chính sách phát triển của địa phương cùng những lợi thế của địa phương trong thu hút đầu tư FDI. Ngồi ra, họ phải hiểu rõ tính chất lợi ích của các chủ thể lợi ích trong hoạt động thu hút FDI đồng thời là những người có phẩm chất đạo đức, chính trị trong sạch, liêm khiết để không sa vào những cạm bẫy lợi ích trong q trình quản lý các hoạt động thu hút FDI trên địa bàn.
Ba là, vai trò của cá nhân và tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giải quyết các xung đột về QHLI trong thu hút FDI. Các QHLI cụ thể trong hoạt động thu hút
FDI vào PTCN ở tỉnh đã khái quát ở trên như: Quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp FDI và chính quyền, giữa doanh nghiệp FDI với NLĐ, giữa người dân với chính quyền… cần có sự tham gia của các cơ quan chuyên trách mà trực tiếp là các cá nhân đại diện. Đây là lực lượng giám sát khách quan mỗi QHLI của nhiều chủ thể. Do đó, cần nâng cao nhận thức về vai trị của các tổ chức và cá nhân này. Đồng thời, xây dựng các quy định để xác định rõ thẩm quyền hoạt động cho họ, đảm bảo tính khách quan đúng người đúng việc tránh sự chồng chéo lạm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Thực tế cho thấy, khi có thành tích đều báo cơng nhưng khi gặp khó khăn,vướng mắc tìm cách lảng tránh trách nhiệm. Hơn nữa phải đảm bảo sự
an toàn cho họ khi phản ánh các vấn đề xung đột, mâu thuẫn tới các cơ quan nhà nước ở địa phương và Trung ương. Nhà nước cùng với chính quyền địa phương phải khuyến khích người dân tham gia vào cơng tác quản lý nhà nước về FDI trên cơ sở của nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Phát huy vai trò của nhân dân cùng các tổ chức đoàn thể xã hội. Chẳng hạn, trong mối QHLI giữa chính quyền và doanh nghiệp FDI, người dân và các tổ chức đoàn thể được quyền tham gia giám sát hoạt động của cả hai bên. Với doanh nghiệp, người dân được tham gia hợp pháp vào việc giám sát cơng trình mà các nhà đầu tư FDI đang thực hiện trên địa bàn, từ đó phản ánh kịp thời các sai phạm tới chính quyền địa phương hoặc cơ quan trung ương. Với chính quyền, người dân giám sát việc thực hiện các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước trong hoạt động thu hút đầu tư FDI vào PTCN ở địa phương. Cần nâng cao nhận thức của người dân cũng như hiểu biết pháp luật của họ để người dân hiểu rằng các hoạt động giám sát, theo dõi này cũng chính là phục vụ cho lợi ích lâu dài của người dân. Các cơ quan nhà nước thực thi pháp luật phải bảo đảm hỗ trợ cho người dân tham gia các hoạt động giám sát này, bảo vệ quyền lợi và tính mạng của người dân khi họ đứng lên tố cáo các hoạt động sai phạm của doanh nghiệp FDI và chính quyền. Trên thực tế, rất nhiều hoạt động sai phạm của doanh nghiệp FDI và chính quyền địa phương bị người dân phát hiện nhưng họ khơng dám đứng lên tố cáo vì bị đe dọa ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Chính vì vậy, cần quy định quyền và lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động tố cáo sai phạm. Đồng thời xử phạt thật nặng các hoạt động sai phạm và các hành vi đe dọa người dân tố cáo sai phạm. Phố biến kiến thức pháp luật cho người dân. Xây dựng các đường dây điện thoại nóng để người dân kịp thời phản ánh sai phạm. Những phản ánh đúng, có trách nhiệm phải được tổng kết khen thưởng tập thể và cá nhân nhằm động viên kịp thời cả lợi ích vật chất và tinh thần…
Vai trò của người dân và các tổ chức đoàn thể trong việc đảm bảo hài hòa LIKT cho các chủ thể tham gia hoạt động thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh phải được nâng cao từ trong nhận thức tới thực hành của cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, từ đó nhà nước ban hành các quy định pháp luật phù hợp để người dân và các tổ chức phát huy vai trị và năng lực của mình.
4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của nhân dân và hệ thống chính trị về thực hiện hài hịa quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển