Cuốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp của Trần Xuân Tùng (2005) [97] phân tích xu hướng vận động và vai trò khách quan của FDI trong quá trình phát triển KT-XH của nước ta, từ đó chỉ ra tác động của FDI đối với sự phát triển KT-XH của Việt Nam cùng những hạn chế cần khắc phục. Từ việc xác định các nguyên nhân của các hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI ở nước ta. Các giải pháp hướng vào xây dựng chiến lược thu hút FDI; hồn thiện mơi trường đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư; chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
Cuốn Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng suất lao động và
trình độ cơng nghệ của Việt Nam của các tác giả Lê Hữu Nghĩa và Lê Văn Chiến
(2014) [69] phân tích thực trạng FDI ở Việt Nam từ năm 1988 đến 2014. Các tác giả khẳng định nguồn vốn FDI có nhiều vai trị tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nó giúp tăng sản lượng kinh tế, thúc đẩy ngoại thương Việt Nam, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập NLĐ, đóng góp ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp nước ngồi có thể thâu tóm thị trường trong nước, thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp nội địa. Nhưng thông qua dịch chuyển lao động cùng với các hình thức hợp tác, liên doanh, nhà thầu phụ, các doanh nghiệp nội địa có thể tiếp cận với công nghệ mới, nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động chung.
Cuốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng, hiệu quả và hướng điều chỉnh chính sách, tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh (2015) [2] tập trung
nghiên cứu chính sách của nước sở tại nhằm thu hút FDI. Tác giả đã phân tích cơ sở lý luận về điều chỉnh chính sách FDI đối với các nước đang phát triển dựa trên nhóm lý thuyết vi mơ và vĩ mơ của các công ty đa quốc gia khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngồi. Từ đó, đưa ra một số ý kiến về chính sách nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Các nhận định này có vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu QHLI giữa ba chủ thể chính là chính quyền nước sở tại, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, mục đích cũng như nhu cầu của ba chủ thể được phân tích chủ yếu dựa trên lợi ích mà ba chủ thể này mong muốn đạt được. Chẳng hạn đối với chính quyền nước sở tại là vấn đề ngân sách, việc làm, phát triển chung; đối với doanh nghiệp FDI là vấn đề ưu đãi, lao động và đối với doanh nghiệp nội địa là vấn đề năng lực công nghệ, quản lý. Thơng qua việc thực hiện các chính sách mới, lợi ích của các chủ thể trong mối quan hệ thu hút FDI sẽ có sự thay đổi. Các chính sách của nước sở tại phải đóng vai trị vừa mang lại lợi ích cho chính nền kinh tế quốc gia đó nhưng phải giải quyết hài hịa QHLI của các chủ thể ở tầm vi mơ nhằm mang lại sự bình ổn về kinh tế, xã hội và chính trị.
Cuốn Phân cấp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới của Nguyễn Chiến Thắng (2015) [92] nghiên cứu vấn đề phân cấp hành chính và tài chính từ cấp quốc gia tới cấp địa phương trong việc thu hút FDI. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thu hút FDI trong bối cảnh phân cấp, tác giả đã phân tích thực trạng thu hút FDI với các yếu tố tác động theo hai giai đoạn từ năm 2001-2005 (trước phân cấp toàn diện) và giai đoạn 2006 - nay (phân cấp toàn diện). Tới năm 2006, sau khi được phân cấp tồn diện, dịng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Bước đầu, việc phân cấp này đã mang lại những tác động tích cực như tăng tính chủ động của địa phương, đáp ứng và phù hợp với nhu cầu của địa phương, giải quyết các vấn đề quản lý kịp thời. Tuy nhiên, nó cũng cịn các mặt tiêu cực như việc phá vỡ quy hoạch đầu tư, cấp phép tràn lan, cơng tác thanh tra, kiểm tra cịn lỏng lẻo, lợi ích nhóm. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số phương hướng giải quyết các vấn đề còn tồn động trong việc phân cấp toàn diện khi thu hút FDI. Đây là nghiên cứu có
vai trị quan trọng trong việc phân tích và định hướng chính sách đối với cấp địa phương trong thu hút FDI. Khi phân cấp về hành chính và tài chính, mối quan hệ giữa các chủ thể tại một địa phương nghiên cứu sẽ có sự thay đổi về các lợi ích với các mục tiêu, định hướng khác nhau của từng địa phương.