- Về thực tiễn:
2.2.2.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài tỉnh
Một là, tình hình kinh tế khu vực, thế giới và xu hướng đầu tư trên thế giới.
Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế đã phát triển sâu rộng ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới và vì vậy tình hình phát triển kinh tế ở các khu vực hay trên thế giới ra sao đều có tác động ít nhiều tới nền kinh tế của mỗi quốc gia. Từ đó, nó tác động lên quyết định đầu tư, xu thế đầu tư ở các nước. Trong mỗi giai đoạn phát triển, tuỳ vào điều kiện ổn định của tình hình kinh tế khu vực và thế giới mà nhà đầu tư sẽ quyết định triển khai rót vốn hay khơng và nhiều hay ít. Trong những điều kiện kinh tế khu vực và thế giới thuận lợi, dịng vốn FDI thường cao hơn ở những thời kì có nhiều biến động. Do đó, tình hình kinh tế khu vực, thế giới và xu hướng đầu tư trên thế giới sẽ tác động tới hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư FDI, và từ đó tác động lên mối QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở địa bàn cấp tỉnh. Nếu lượng vốn FDI mà tỉnh thu hút được là nhiều thì tạo điều kiện thuận lợi cho lợi ích
của các bên. Ngược lại, nếu vốn FDI ít thì lợi ích của các chủ thể liên quan cũng sẽ giảm đi.Trong bối cảnh cách mạng khoa học-công nghệ (KH-CN) hiện đại, cách mạng công nghiệp 4.0 các tập đồn cơng nghệ lớn thu được siêu lợi nhuận từ chính quốc,tất yếu sẽ có tác động rất lớn đến xu hướng đầu tư FDI.
Hai là, địa vị của nhà đầu tư FDI. Cũng tác động không nhỏ tới QHLI trong
thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Nhà đầu tư FDI chính là người "bắt đầu cuộc chơi" trong các mối QHLI này. Nếu họ là những người có tiềm lực về kinh tế mạnh, thì việc triển khai các dự án PTCN ở tỉnh thường sẽ được triển khai nhanh chóng, khơng bị các hiện tượng như trì hỗn đầu tư do thiếu vốn. Họ cũng sẽ là những người có tiềm lực cơng nghệ mạnh, có điều kiện để xây dựng cơ sở SXKD chất lượng hiện đại, tân tiến với các dây chuyển sản xuất chuyên nghiệp cao. Từ đó nhanh chóng mang lại lợi ích cho địa phương và các chủ thể liên quan. Ngồi ra, cịn phải xét tới yếu tố là các chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư FDI. Khi một nhà đầu tư muốn mang tiền của mình đi đầu tư ở nước ngồi, họ phải nhìn ra được lợi nhuận mà việc đầu tư này mang lại. Tuy nhiên, ở mỗi nước khác nhau nhà đầu tư sẽ phải có chiến lược khác nhau. Chẳng hạn có nhà đầu tư FDI đầu tư ra bên ngồi vì muốn tận dụng tài nguyên thiên nhiên, nhân lực giá rẻ ở nước ngoài trong khi nhà đầu tư FDI khác lại đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường, hoặc với mục tiêu khai thác hiệu quả ở quốc gia khác. Như vậy, khi tìm kiếm được địa bàn phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, nhà đầu tư FDI sẽ dễ dàng rót vốn. Từ đó mới nảy sinh các mối QHLI với các chủ thể liên quan ở nước tiếp nhận đầu tư. Do đó, sự tác động từ chính nhà đầu tư tới các mối QHLI trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh là rất lớn và có tính chất quyết định khá cao.
Ba là, điều kiện kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội ổn định của quốc gia. Ở
đây, các điều kiện kinh tế, chính trị, an ninh và xã hội một lần nữa được khẳng định tác động tới QHLI của các chủ thể, nhưng các điều kiện này ở cấp độ quốc gia, tính chất vĩ mô hơn và phạm vi rộng lớn hơn. Một kết quả nghiên cứu của WTO cho thấy khi quyết định đầu tư FDI vào quốc gia nào nhà đầu tư thường so sánh ít nhất 3 quốc gia dựa trên sơ đồ hình trịn 100 điển trong đó (50 điểm thuộc về chính trị; 33 điển về kinh tế và 17 điển về xã hội) và quốc gia nào đạt điểm cao nhất sẽ là điểm
đến của nhà đầu tư. Thực chất, khi một nhà đầu tư quyết định đầu tư sang một quốc gia khác, họ sẽ xem xét tính ổn định của các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội ở tầm quốc gia trước, sau đó mới tới các điều kiện này ở tỉnh. Với nhiều nhà đầu tư lớn, họ kí kết hợp tác với chính phủ quốc gia rồi mới tới tỉnh. Sự ổn định chính trị, chính trị, xã hội của quốc gia là cơ sở nền tảng cho các yếu tố khác ở địa phương. Nói tóm lại, dù ở tầm vi mơ hay vĩ mơ thì các yếu tố này cũng đều ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư FDI. Và thơng qua đó, tác động lên mối QHLI của các chủ thể liên quan trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh.
Bốn là, sự hoàn thiện và hiện đại của hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách của nhà nước về thu hút FDI. Với nhưng ưu thế do FDI mang lại đặc biệt về kinh tế
đã tạo ra sự cạnh tranh để thu hút FDI giữa các quốc gia luôn là sự cạnh tranh này càng gay gắt. Để thu hút nhà đầu tư FDI, trước hết cần tới sự ổn định và hiện đại của hệ thống pháp luật và các chiến lược vĩ mơ về mặt cơ chế, chính sách. Tính hiện đại theo hướng tuân thủ pháp luật quốc tế. Đồng thời,ln phải có những cơ chế, chính sách thơng thống, tạo sự khác biệt theo hướng tích cực đem lại lợi ích cho các bên và phù hợp với mục tiêu phát triển của chung của quốc gia. Từ đó, tạo thuận lợi và củng cố niềm tin tưởng và kỳ vọng để nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn. Cơ chế, chính sách phát triển của đất nước và địa phương phải cùng hướng với động cơ phát triển của nhà đầu tư thì khơng chỉ khiến nhà đầu tư nhanh chóng rót vốn cho địa phương mà còn thúc đẩy cho mối QHLI giữa nhà đầu tư với nhà nước, chính quyền địa phương và người dân được hình thành nhanh chóng. Và các bên sẽ nỗ lực để cùng nhau phát triển, thoả mãn được yêu cầu của nhau. Bên cạnh đó, cần phải nói tới sự tác động của luật pháp đối với QHLI giữa các bên trong thu hút FDI vào PTCN ở tỉnh. Luật pháp giống như "kim chỉ nam" chỉ lối cho các chủ thể, để các bên đều hiểu rõ được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi có sự "va chạm" lợi ích với nhau. Sự tôn nghiêm của luật pháp giúp giảm thiểu các xung đột hoặc giải quyết xung đột trên cơ sở hồ bình, đối thoại. Ngồi ra, luật pháp cũng là người đại diện khách quan cho các bên để bảo vệ quyền lợi của các bên một cách chính đáng. Luật pháp nghiêm minh còn là cơ sở để nhà đầu tư tin tưởng vào địa phương mà rót vốn.
2.2.3. Phƣơng thức thực hiện và tiêu chí đánh giá quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp ở tỉnh