Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài "Quan hệ lợi ích trong thu hút FDI vào phát triển công nghiệp" cấp quốc gia và cấp tỉnh được nhiều tổ chức
kinh tế và các nhà kinh tế nghiên cứu chuyên sâu, có thể khái quát những điểm thống nhất sau đây về lý luận và thực tiễn liên quan tới chủ đề luận án:
- Về lý luận:
+ Các cơng trình về cơ bản đã trình bày khái niệm lợi ích, QHLI, phân loại các loại lợi ích, LIKT cũng như bản chất, biểu hiện, vai trị của lợi ích trong một mối quan hệ kinh tế. Các tác giả đều nhấn mạnh lợi ích xuất phát từ nhu cầu kinh tế của chủ thể, đóng vai trị quan trọng là động lực thúc đẩy cho hoạt động của chủ thể và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
+ Nhiều cơng trình khẳng định tính khách quan của LIKT, tuy nhiên nó được nhận thức thông qua cá nhân con người hoặc tổ chức, do đó nó mang dấu ấn chủ quan. Đồng thời, nhiều tác giả cũng chỉ ra tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các loại lợi ích, nhất là đối với LIKT. Theo đó, QHLI tồn tại như một mối quan hệ khách quan và không phụ thuộc vào ý muốn của chủ thể. Nhiều tác giả đều chung quan điểm rằng LIKT là phạm trù khách quan, là biểu hiện cơ bản của quan hệ sản xuất. Lợi ích kinh tế trở thành yếu tố nền tảng, tác động tới các quy luật kinh tế. Khi tham gia vào mối QHLI, các chủ thể đều tiến tới việc trao đổi giá trị để thỏa mãn nhu cầu, mang về lợi ích cho bản thân. Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện những quan hệ kinh tế, quan hệ giữa người và người trong sản xuất. Trong mối quan hệ
sản xuất, chủ thể nào sở hữu tư liệu sản xuất, làm chủ quá trình sản xuất và phân phối thì chủ thể đó là người nắm quyền quyết định nhiều hơn, tác động tới các lợi ích của các chủ thể trong mối quan hệ sản xuất đó. Điều này đã buộc các chủ thể trong mối quan hệ đó ln phải đấu tranh để tạo nên thế cân bằng về lợi ích.
+ Lợi ích kinh tế về cơ bản được phân chia gồm: lợi ích cá nhân, lợi ích tập
thể và lợi ích xã hội. Khi các lợi ích này được giải quyết hài hịa, cân bằng lẫn nhau thì các lợi ích này sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nếu không giải quyết được các mâu thuẫn nảy sinh giữa các chủ thể trong vấn đề lợi ích, sẽ dẫn tới tình trạng bất mãn, ảnh hưởng tới sự ổn định về kinh tế, chính trị chung, vơ tình kéo lùi sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, đạt được lợi ích phù hợp chính là phương thức để thỏa mãn nhu cầu của con người, là động cơ thúc đẩy con người hoạt động và sản xuất.