Các thế mạnh để phát triển nông nghiệp của vùng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 133 - 136)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

b. Các thế mạnh để phát triển nông nghiệp của vùng

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình: Tương đối bằng phẳng (độ cao trung bình so với mực nước biển là 3-5m), có khu vực chỉ cao từ 0,5-1m. Độ dốc trung bình 1cm/km. Địa hình của vùng có thể chia ra làm hai phần chính, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu và phần nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu. Trong đó, phần nằm trong phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu có 2 phần chính là thượng châu thổ và hạ châu thổ. Đây là vùng đất tương đối cao tuy nhiên chịu tác động mạnh của thủy triều dẫn tới hiện tượng nhiễm mặn vào mùa mưa.

+ Khí hậu: Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang tính chất cận xích đạo rõ rệt: tổng lượng bức xạ lớn, nền nhiệt độ cao, trung bình 25 – 270C, biên độ nhiệt thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết, lượng mưa lớn, trung bình 1800mm/năm nhưng tập trung theo mùa (mùa mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm tới 99% tổng lượng mưa cả năm của vùng). Với những chỉ tiêu trên, các yếu tố khí hậu thích hợp phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật tăng trưởng và phát triển. Đó là

tiền đề cho việc thâm canh, xen canh, tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp. Ở ĐBSCL, ngoài 2 vụ lúa chính, một số địa phương đã sản xuất 3 vụ trong năm (Vụ mùa, vụ chiêm xuân và vụ hè thu).

+ Đất đai:

Đất nông nghiệp khoảng 2,9 triệu ha chiếm khoảng 75% diện tích đất tự nhiên của vùng. Đất nông nghiệp gồm 3 nhóm đất chính: Đất phù sa, đất phèn, đất mặn. Đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng ven và giữa hệ thống sông Tiền và sông Hậu ( chiếm diện tích 1,2 triệu ha-1/3 tổng diện tích đất phù sa của cả nước). Đây là nhóm đất rất thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp, có thể trồng được nhiều loại cây (lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái,…). Ngoài nhóm đất trên còn có các nhóm khác như: đất phèn, đất mặn, đất xám, các nhóm đất khác (đất cát giồng, than bùn, đất đỏ vàng, đất xói mòn,…). Nhìn chung đất đai ở đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngoài cây lúa nước, đất đai còn thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là cây dừa, cây dứa và cây mía. Những loại cây này có thể phát triển trên quy mô lớn (hàng vạn-chục vạn ha). Cây ăn quả cũng có thể phát triển đại trà với hàng chục vạn ha, phân bố chủ yếu dọc theo các dòng kênh và trục giao thông.

+ Nguồn nước: Rất dồi dào với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tổng lượng nước của các sông lớn-hệ thống sông Cửu Long là 500 tỉ m3 (trong đó sông Tiền 79%, sông Hậu 21%). Lượng nước tăng nhanh nhất là vào mùa mưa. Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thuỷ hải sản, trong đó có khoảng 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu. Vùng còn chiếm 54% trữ lượng cá cả nước. Biển rộng và nông, có nhiều đảo, thềm lục địa rộng, nhầt là gần các của sông có rất nhiều phù du làm thức ăn cho tôm cá. Bên cạnh đó do thời tiết ở đây ít bị nhiễu loạn nên việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản quanh năm là rất thuận tiện.

+ Sinh vật: Trên mảnh “Đất rừng phương Nam” này có rất nhiều thực vật như: Rừng ngập mặn (loại rừng này có tới 46 loài, chủ yếu là đước), những cánh

rừng ven biển với 14 loài cho tananh, 30 loài cây cho gỗ và than củi, 24 loài cây phân xanh, 14 loài làm thức ăn cho người và gia súc, 5 loài làm thuốc, 21 loài cho hoa để nuôi Ong lấy mật. Về động vật: phong phú nhất là thuỷ hải sản như tôm, cá (có cả cá nước ngọt, lợ, ngoài khơi), mực,… ngoài ra còn có các loài chim tự nhiên( trong vùng có khoảng 386 loài),hững động vật sống trong rừng với số lượng lớn như lợn, khỉ,…

* Điều kiện kinh tế-xã hội:

Tuy có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn hơn các vùng khác, nhưng vùng này từ thế kỉ XVII đã được khai thác chủ yếu để sản xuất nông nghiêp (trồng lúa nước) và đánh bắt thuỷ hải sản..

- Dân cư và nguồn lao động:

ĐBSCL là vùng có dân số đông (16,7 triệu người), mật độ dân số trung bình (421 người/km2), tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao (2,3%), mặt khác gia tăng cơ học cũng cao hơn so với các vùng khác. Nhìn chung tốc độ gia tăng dân số của đồng bằng sông Cửu long cao hơn nhiều so với đông bằng Sông Hồng. Sự đa dạng về số lượng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hầu hết dân cư lại có kinh nghiệm và truyền thống sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt người dân ĐBSCL sớm tiếp cận với sản xuất hàng hóa, nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường. Đây là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của ( nhất là trong nông nghiệp).

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật: Điều kiện giao thông vận tải tương đối thuận lợi nhất là vận tải đường thủy. Trong vùng đã hình thành mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có các cơ sở công nghiệp chế biến. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ đang có những bước phát triển vượt bậc được coi là trung tâm phát triển vùng. ĐBSCL đẩy mạnh áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất.

- Thị trường tiêu thụ: do tiếp giáp với Đông Nam Bộ - một thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn và nhu cầu lương thực trên thế giới ngày càng tăng nên thị

trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của ĐBSCL càng mở rộng, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nước ngoài.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w