Những sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu của vùng:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 128 - 132)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

d. Những sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu của vùng:

ĐNB có tiềm năng to lớn phát triển nông nghiệp với những thế mạnh nổi bật như chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi nhất là nuôi bò sữa. Giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng tăng lên đáng kể đạt 17.769,3 tỷ đồng chiếm 12,2% cả nước (năm 2004).

* Ngành trồng trọt: do có nhiều điều kiện thuận lợi nên ở ĐNB đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung trên quy mô lớn. Nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong sản lượng hàng hoá cả nước.

+ Cây công nghiệp:

Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ nhất cả nước, đặc biệt là các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị xuất khẩu lớn. Tập đoàn cây công nghiệp dài ngày của vùng Đông Nam Bộ bao gồm cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm. Cây lâu năm là thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ và chiếm 36% diện tích cây lâu năm của toàn quốc. Trong số cây công nghiệp dài ngày, chiếm ưu thế là cây công nghiệp(76,6%), còn cây ăn quả chiếm tỉ lệ rất ít. Tại đây đã hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp với cơ cấu cây trồng tương đối ổn định.

- Cây cao su: Việc trồng cây cao su ở Đông Nam Bộ đã được tiến hành từ thời Pháp thuộc. Cho đến nay, cây cao su đã trở thành cây trồng chủ lực của vùng (khoảng 38% diện tích đất trồng cây lâu năm của vùng). Diện tích và sản lượng cao su của vùng chiếm trên 80% cả nước. Cây cao su của vùng Đông Nam Bộ tập trung ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… Hiện nay cây cao su đang được đầu tư theo chiều sâu, những vườn cao su già cỗi được thay bằng các loại giống cao su mới của Indonesia và Malaixia với năng suất cao gấp nhiều lần. Vì thế sản lượng cao su những thập kỉ tới chắc chắn sẽ tăng lên và khẳng định được vị thế của cây cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Cây cà phê: do có diện tích đất đỏ bazan, có điều kiện tưới tiêu và cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ĐNB trở thành vùng trồng cà phê lớn thứ hai cả nước sau Tây nguyên, trồng nhiều ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Diện tích cà phê hiện nay của toàn vùng là 62 nghìn ha và sản lượng 67 nghìn tấn, chiếm 15,5% diện tích và 9,7% so với cả nước (năm 2002).

- Cây hồ tiêu: nhờ có đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới thích hợp cho phát triển hồ tiêu, mặt khác vùng có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có kĩ thuật mới, giống mới… nên diện tích và năng suất hồ tiêu của vùng không ngừng được mở

rộng. Năm 2002 diện tích đạt 19.840 ha, sản lượng là 36.800 tấn, chiếm 52,67% và 63% cả nước. Tập trung ở ba huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Châu Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) trên đất vườn của các hộ nông dân.

- Cây điều: đây là vùng trọng điểm trồng điều hiện nay, diện tích và sản lượng chiếm trên 70% của cả nước. Số lượng điều tiêu thụ trong nước rất ít khoảng 10%, chủ yếu là để xuất khẩu với giá thành cao. Được trồng ở đất có tầng canh tác mỏng hoặc đất cát ven biển, đất xám khô hạn. Tập trung ở các huyện Long Thành, Châu Thành, Long Khánh và các huyện thuộc tỉnh Bình Phước.

+ Cây công nghiệp hàng năm: khá phong phú với nhiều loại cây như mía chiếm 22,5% diện tích và 21,6% sản lượng của cả nước trồng nhiều ở Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương; đậu tương 20,15% và 15,17% tập trung ở Đồng Nai, Bình Phước; thuốc lá 56,4% và 52,9% trồng tập trung ở Tây Ninh và một số tỉnh trong vùng; Là vùng trồng bông vào loại lớn nhất nước ta nhờ có điều kiện khí hậu đất đai thích hợp diện tích chiếm 45,2% và sản lượng chiếm 60,2% cả nước.

+ Ngoài cây công nghiệp ĐNB còn có thế mạnh về cây ăn quả, đặc biệt những loại cây ăn quả cao cấp, sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Những khu vực trồng cây ăn quả lớn là Thủ Đức, Đồng Nai, Lai Thiêu; bưởi Tân Triều (Biên Hoà); chuối, sầu riêng (long Khánh); nhãn, mãng cầu (Bà Rịa - Vũng Tàu).

+ Cây lương thực: tuy không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực nhưng vùng cũng đã trồng và đã cải tạo ra các cây lương thực hàng hoá đánh giá cao như lúa, ngô, sắn.

* Ngành chăn nuôi: hình thức chăn nuôi cũng như cơ cấu ngành có sự thay đổi, do nhu cầu sử dụng các sản phẩm ngày càng lớn nên chăn nuôi công nghiệp phát triển thay thế cho chăn nuôi gia đình lấy sức kéo trước đây.

+ Chăn nuôi bò: hình thức chăn nuôi phân tán trong hộ gia đình đã được thay thế theo hướng tập trung trang trại kể cả bò sữa và bò thịt. Năm 2004 tổng đàn bò của vùng đạt 599,7 nghìn con trong đó bò sữa là 13 nghìn con, sản lượng sữa

chiếm 75% cả nước. Điển hình là nuôi bò sữa theo hình thức công nghiệp ở huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)

+ Chăn nuôi trâu: không phát triển bằng chăn nuôi bò, năm 2004 vùng có 105,5 nghìn con chiếm 3,7% cả nước.

+ Chăn nuôi gia cầm: như gà, vịt với trên 17 triệu con năm 2004, phương thức nuôi đa dạng cả hình thức nuôi công nghiệp, thả vườn và cổ truyền nhằm đáp ứng thị hiếu của thị trường.

* Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản:

Đông Nam Bộ có tiềm năng thuỷ sản khá lớn, gồm các nguồn lợi từ hải sản, thuỷ sản nước lợ và nước ngọt. Vùng có đường bờ biển dài khoảng 100 km với nhiều ngư trường rộng lớn. Hiện nay ngành này có nhiều cơ hội phát triển lớn hơn nữa bởi tập trung vốn đầu tư vào việc hiện đại hóa trang thiết bị nhất là phục vụ cho việc đánh bắt xa bờ.

Đông Nam Bộ là vùng tương đối điển hình ở nước ta về khai thác và tổ chức sản xuất lãnh thổ theo chiều sâu. Đó là sự kết hợp giữa chuyên môn hoá sản xuất và phát triển tổng hợp, tạo nên một tổng hợp thể sản xuất lãnh thổ hợp lí cả về công nghiệp và nông nghiệp, gắn việc khai thác kinh tế trên đất liền với dải ven biển và đảo, hình thành một nền kinh tế biển đa dạng và phong phú.

Một số nông sản vùng Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2004(%)

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w