Các thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 106 - 108)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

b. Các thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: Tương đối bằng phẳng, đây cũng là điều thuận lợi của ĐBSH mà không phải vùng nào cũng có, rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

- Đất đai: Đồng Bằng Sông Hồng có 1.032 nghìn ha diện tích đã được sử dụng (chiếm 82.48% diện tích tự nhiên của vùng và chỉ chiếm 5.51% diện tích đang sử dụng của cả nước). Tuy nhiên Đồng bằng Sông Hồng có 1.246,9 nghìn ha diện tích đất nông nghiệp (đứng hàng thứ hai trong cả nước).

Đất phù sa chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp của ĐBSH và được bồi đắp hàng năm. Vì vậy đất đai ở ĐBSH rất thích hợp với việc thâm canh lúa nước và trồng mầu cũng như trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: đay, đậu tương, lạc, mía,…

Đất ở ĐBSH vốn là sản phẩm bồi tụ của hệ thống Sông Hồng và sông Thái Bình. Cát bùn và các chất hoà tan trong nước sông hằng năm bồi lắng và làm tăng độ màu mỡ cho đất. Chính lượng cát bùn lớn trong nước sông đã làm cho hàng năm ở chín của sông của vùng xuất hiện hiện tượng đất lấn ra biển hàng trăm ha đất mới. Đây là một trong các điều kiện có thể mở rộng diện tích đất nông nghiệp cho ĐBSH trong điều kiện đất chật người đông như hiện nay.

- Khí hậu: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh tạo điều kiện cho ĐBSH hình thành một nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu đa dạng bao gồm các cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới và các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

- Nguồn nước: Là khu vực có mật độ sông ngòi dày đặc (các nhánh của sông Hồng, Sông Thái Bình bao phủ hầu như toàn bộ vùng). Hơn nữa nguồn nước ngầm của khu vực cũng hết sức phong phú. Đây là điều kiện khí hậu vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp thâm canh đối với ĐBSH.

- Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp vùng biển Đông rộng lớn, nguồn lợi thủy hải sản khá phong phú là điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

* Điều kiện kinh tế-xã hội:

Đồng bằng Sông Hồng là cái nôi của nền văn minh lúa nước, có lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ lâu đời.

- Dân cư và nguồn lao động:

Đồng bằng Sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao (trung bình năm 2005 là 1225 người/km2 gấp 4,7 lần mật độ dân số cả nước):cao nhất là Hà Nội 3183 người/km2, sau đó là Thái Bình, thưa nhất là Ninh Bình. Tỉ suất gia tăng dân số cũng thuộc loại cao 1,5%, cư dân của vùng chủ yếu là người Kinh với kinh nghiệm và truyền thống thâm canh trồng lúa nước, xen canh gối vụ các loại hoa màu. Vùng này có tỉ lệ dân tộc ít người nhất cả nước (chỉ có 3.8% so với số dân của vùng). Như vậy, ưu thế của Đồng bằng sông Hồng là nguồn lao động dồi dào, giầu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp rất phù hợp với một vùng thâm canh lúa nước đòi hỏi nhiều lao động. Đồng thời dân cư đông đúc là thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn. Dân cư của vùng Đồng bằng Sông Hồng có trình độ học vấn và dân trí cao hơn so với các vùng khác( số người chưa biết chữ trong độ tuổi lao động ít nhất cả nước với tỉ lệ 0.68%,trong khi cảc nước là 3.74%), số lao dộng có trình độ kĩ thuật thuộc loại cao nhất cả nước (chiếm 25.85% số lao động của vùng, trong khi trung bình cả nước chỉ là 19.7%). Điều này đã tạo nên một lực lượng lao động có chất lượng cao phục vụ đắc lực cho sự phát triển các ngành kinh tế trong đó có sản xuất nông nghiệp.

Hình thức quần cư lại có hai xu hướng chính là quần cư làng xã tập trung thành những điểm ở các dải đất cao xen kẽ trong các vùng và kiểu phân bố dọc theo hai bờ của hệ thống Sông Hồng và sông Thái Bình. Đây lại là những khu vực hoạt động nông nghiệp phát triển nhất của Đồng bằng Sông Hồng.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của ĐBSH tương đối hiện đại và đồng bộ do được đầu tư từ rất sớm. Mạng lưới đô thị và trung tâm công nghiệp có mức độ tập trung vào loại cao nhất cả nước. Đồng bằng sông Hồng có hai trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị được coi như hai cực phát triển của đất nước là Hà Nội và Hải Phòng trong đó thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá-khoa học kĩ thuật và kinh tế lớn nhất của cả nước. Vì vậy, ĐBSH luôn nhận được chính sách ưu tiên phát triển của Nhà nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp của vùng.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w