Thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 101 - 102)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

b. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng:

* Điều kiện tự nhiên:

- Khí hậu: khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới

- Địa hình, đất đai:

Vùng Đông bắc chủ yếu là đồi núi thấp, vùng tây bắc là vùng đồi núi cao. Ngoài ra có các cao nguyên bằng phẳng, các đồng cỏ tương đối lớn thích hợp cho chăn nuôi gia súc.

Đất đai chủ yếu là đất feralit đỏ vàng hình thành trên đá vôi, đá phiến và một số loại đá khác phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi thuận lợi phát triển các cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, trồng rừng

Ngoài ra có đất phù sa cổ phân bố ở vùng trung du thích hợp phát triển cây công nghiệp hàng năm, rau quả

Bên cạnh đó có đất phù sa phân bố ở thũng lũng các con sông, cánh đồng thích hợp thâm canh lương thực

- Tài nguyên nước:

Hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn. Ngoài ra còn có các hồ chứa như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Hòa Bình, Thác Bà đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư giầu kinh nghiệm sản xuất nhất là trong sản xuất nông nghiệp

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, ngành công nghiệp chế biến từng bước tiến bộ tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

- Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển nông nghiệp đối với TDMNBB.

- Thị trường tiêu thụ tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu trong vùng đặc biệt cung cấp cho ĐBSH – vùng đông dân nhất cả nước.

Bản đồ kinh tế chung vùng Trung du miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w