Thế mạnh phát triển nông nghiệp:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 121 - 122)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

b. Thế mạnh phát triển nông nghiệp:

* Điều kiện tự nhiên :

- Địa hình và đất đai: địa hình chủ yếu là các cao nguyên bazan xếp tầng ở các độ cao khác nhau, trung bình là 700 – 800m rất rộng lớn bề mặt khá bằng phẳng tạo thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp với quy mô lớn, đặc biệt là những vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su…).

Trong vùng có nhiều loại đất tốt, đặc biệt là đất đỏ ba dan có khoảng 1triệu ha tập trung chủ yếu ở các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Đắc Nông, Plâycu, Kon Hà Nừng, Di Linh, Đức Trọng… thích hợp cho việc phát triển cây công ngiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su… và các loại cây ăn quả. Đất đỏ vàng phát triển trên nền đá mácma axít chiếm khoảng 1,8 triệu ha, tuy kém phì nhiêu hơn đất đỏ ba dan nhưng tơi xốp, giữ ẩm tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Diện tích đất phù sa sông suối ở các vùng trũng giữa núi với khoảng 130.000ha, thích hợp cho việc phát triển cây lương thực, rau đậu thực phẩm, nhất là trồng lúa nước.

- Khí hậu: Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Tuy nhiên, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, ở các cao nguyên có độ cao trên 1000m khí hậu mát mẻ thích hợp phát triển tập đoàn cây, con cận nhiệt, ôn đới.

Khí hậu có sự phân mùa rõ rệt. Mùa khô ở Tây Nguyên kéo dài thuận lợi cho việc bảo quản và phơi sấy sản phẩm

- Tài nguyên nước:Do lượng mưa lớn nên dòng chảy khá dồi dào với một số hệ thống chính thượng Xê Xan, sông Xrêpok với 3 nhánh chính Krông Ana- Krông Knô - Ea H’leo, thượng sông Ba, thượng nguồn sông Đồng Nai… Tổng lưu lượng nước mặt hàng năm trung bình 50 tỉ m3. Ngoài ra còn có một số hồ chứa lớn như Biển Hồ, hồ Lăk là nguồn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp của vùng.

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

Tây Nguyên đang chuyển mạnh từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với các vùng chuyên môn hóa khác nhau. Vì vậy trình độ thâm canh từng bước được nâng lên. Điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến từng bước được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa ở Tây Nguyên.

Người dân Tây Nguyên giầu kinh nghiệm sản xuất. Đặc biệt trong những năm gần đây, Tây Nguyên thu hút được một lượng lớn lực lượng lao động từ các vùng khác chuyển tới.

Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng do nhu cầu về các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ngày càng lớn. Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên nói riêng.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w