Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 92 - 100)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

3.2.7. Thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành

Tổng hợp từ quan niệm của các nhà Địa lý kinh tế Liên Xô cũ như K.I. Ivanov, J.A. Lôpkốp, V.A. Minep... vành đai nông nghiệp ngoại thành được hiểu là tổng hợp các xí nghiệp nông nghiệp nằm xung quanh thành phố lớn và trung tâm công nghiệp hướng vào sản xuất thực phẩm, rau quả cung cấp cho nhu cầu dân cư.

3.2.7.2. Đặc điểm

* Vành đai nông nghiệp ngoại thành được hình thành xung quanh các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp và sản phẩm hàng hoá, chủ yếu do nhu cầu thực phẩm (rau, thịt, trứng, sữa…)… chi phối.

* Mục đích chủ yếu là tập trung sản xuất rau tươi, hoa, cây cảnh, thực phẩm (thịt, cá, trứng, sữa...) gắn với trung tâm tiêu thụ, xoá bỏ sự vận chuyển xa và không hợp lí, giảm bớt chi phí vận chuyển và có hiệu quả cao.

Ví dụ, theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam, thành phố Hà Nội với số dân 3,2 triệu người nằm 2005, có nhu cầu tiêu thụ 250 nghìn tấn rau, 210 tấn quả.

* Thành phố vừa là đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp ngoại thành, lại vừa là đầu vào, cung cấp tư liệu sản xuất, dịch vụ kĩ thuật, giống, lao động… cho ngoại thành để tiến hành thâm canh, chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

* Vành đai nông nghiệp ngoại thành phát triển chuyên môn hoá nông nghiệp ở trình độ tương đối cao. Các ngành chuyên môn hoá thường là trồng rau, hoa, cây cảnh, các thực phẩm, chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi cá… Các sản phẩm nông nghiệp khác như lương thực, cây công nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu dựa trên điều

kiện sản xuất tối ưu, địa tô chênh lệch (chi phí nhỏ nhất hay lợi nhuận cao nhất). Theo lý thuyết của Thunen, xung quanh một thành phố trung tâm có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất chuyên môn hóa nông nghiệp theo nghĩa rộng:

+ Vành 1 là vành đai thực phẩm;

+ Vành 2 là vành lương thực thực phẩm; + Vành 3 là vành cây ăn quả;

+ Vành 4 là vành lương thực và chăn nuôi

+ Vành 5 là vành lâm nghiệp. Tùy theo điều kiện tập cụ thể về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của cư dân và quy mô dân số trung tâm mà xác định số lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai nông nghiệp.

3.2.7.3. Vành đai nông nghiệp ngoại thành ở một số thành phố

Hiện nay ở nước ta các vành đai nông nghiệp ngoại thành mới manh nha xuất hiện ở các thành phố lớn như: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ. Còn các thành phố khác hầu như chưa có các vành đai nông nghiệp.

* Hà Nội

Hà Nội có ngành nông nghiệp giữ một vị trí nhất định trong cơ cấu nền kinh tế. Sự phát triển của ngành, trước hết dựa vào nguồn lực đất đai, khí hậu, nguồn nước và sau đó là các nguồn lực kinh tế - xã hội, trước hêt là nhu cầu của người dân thành phố về lương thực thực phẩm.

Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu của các huyện vùng ven Hà Nội, ở vùng nội thành đất nông nghiệp không đáng kể.

"Vành đai rau", vành đai thực phẩm của Hà nội xuất hiện từ rất sớm. Ven kinh thành Thăng Long xưa đã có các vùng rau đặc sản nổi tiếng " Vải Quảng An, húng Láng, ngổ Đăm, cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây". Ngày nay, do dân số đông, nhu cầu lượng thực thực phẩm ngày càng nhiều, việc hình thành các vành đai thực phẩm, cành đai rau tại các huyện ngoại thành là cần thiết. Các vành đai rau, thực phẩm ngày càng mở rộng cùng với việc mở rộng nội đo và gia tăng dân số.

Phương hướng phát triển của nông nghiệp thành phố đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp ngoại thành, vành đai thực phẩm.

Ở Hà Nội khu vực nội thành và các huyện ven đô là nơi trồng nhiều rau, hoa, ngô và nuôi nhiều lợn, cá. Nơi xa trung tâm là huyện Sóc Sơn thì trồng nhiều lúa, ngô và phát triển chăn nuôi (gia cầm, bò, lợn). Vành đai nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phù hợp với vành đai của Thunen, tức là gần trung tâm là vành đai thực phẩm, tiếp theo là vành đai lương thực thực phẩm và vành đai lương thực chăn nuôi.

Hà Nội được mở rộng thì huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và các huyện của Hà Tây sẽ cùng với các huyện ngoại thành Hà Nội cũ trở thành các vành đai nông nghiệp Thunen của Hà Nội. Đó là các vành đai rau xanh, hoa, cây ăn quả, cây cảnh có giá trị cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, vành đai lúa chất lượng cao... Bên cạnh đó, Hà Nội còn có vành đai lâm nghiệp - bao gồm hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở Vườn quốc gia Ba Vì, Hương Sơn... nhằm bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

* TP Hồ Chí Minh

Tp. Hồ Chí Minh với tổng diện tích tự nhiên 209.523,9 ha, nằm trong khu vực tiếp giáp giữa miền Đông Nam bộ và châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, thuộc hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, với địa bàn đa dạng; quỹ đất nông nghiệp hạn chế độ phì nhiêu kém (trong đó có trên 50% là đất nhiễm phèn, mặn và 20% là đất xám, đồi gò, bạc màu).

Những ngày đầu sau chiến tranh, nông thôn ngoại thành của Tp. Hồ Chí Minh đầy rẫy hố bom, bãi mìn, hàng rào kẽm gai với gần 100.000 ha đất hoang hóa (cứ mỗi ha đất ở Củ Chi có trên 1.000 hố bom pháo các loại). Hậu quả chiến tranh quá nặng nề, đã hủy diệt gần như toàn bộ hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở ngoại thành. Đại bộ phận nông dân ngoại thành trước đây bị tách khỏi ruộng vườn, nông thôn ngoại thành là một vành đai trắng, điển hình là vùng “Đất thép Củ Chi”, rừng sát “Cần Giờ”, vùng bưng Tây Nam làm cho hàng vạn hộ nông dân đứng trước nguy cơ nạn đói đe dọa. Việc khôi phục và phát triển nông thôn ngoại thành là việc làm hết sức khó khăn, gian khổ, nhìn lại có thể điểm làm 03 thời kỳ:

1- Thời kỳ khôi phục màu xanh trên “Vùng đất trắng” thành vành đai lương thực, thực phẩm. Ổn định đời sống nhân dân (1975-1980).

2- Thời kỳ xây dựng ngoại thành thành vành đai thực phẩm và vành đai cây công nghiệp ngắn ngày có chất lượng cao (1981-1990).

3- Thời kỳ phát triển theo định hướng “Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Hình thành và phát triển nền nông nghiệp đô thị (1991-2005).

* Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng có vành đai phát triển rau, hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu tại quận Hải An, huyện An Dương, quận Lê Chân và huyện Thuỷ Nguyên;

vành đai phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm tập trung tại quận Hải An), huyện An Dương, huyện Thuỷ Nguyên và huyện Kiến Thuỵ); vành đai phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi tập trung chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, gia cầm và bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu của Hải Phòng, Quảng Ninh và xuất khẩu; vành đai phát triển sản xuất lương thực, cây ăn quả tập trung tại các huyện An Dương, Thuỷ Nguyên và Kiến Thuỵ.

Ngoài ra ở một số thành phố lớn khác cũng đang quy hoạch và dần dần hình thành vành đai nông nghiệp. Ví dụ như thành phố Cần Thơ dựa trên điều kiện tự nhiên và lợi thế địa lý ở những vùng ven sông, cù lao, kênh rạch bao quanh thành phố, việc hình thành “vành đai xanh” vòng quanh thành phố vừa tạo nguồn cung

thực phẩm rau quả dồi dào, cây cảnh đa dạng phong phú tô đẹp thêm thành phố của vùng sông nước.

Ở phía Bắc thành phố sẽ hình thành vùng trồng rau, hoa, cây cảnh ổn định lâu dài có quy mô 400-500 ha ở quận Thốt Nốt, Ô Môn. Khu vực này sẽ ứng dụng KHKT, đầu tư thâm canh trên các vùng đất nông nghiệp ổn định. Ở hai huyện Phong Điền, Thới Lai sẽ xây dựng vùng chuyên canh rau an toàn có quy mô 200-

300ha. Nơi đây sẽ trồng các loại cây ngắn ngày như: rau, hoa kiểng khai thác quỹ đất trong các dự án phù hợp với tiến độ thu hồi đất ở các quận: Bình Thủy - Ninh Kiều - Cái Răng.

3.2.8. Vùng nông nghiệp

Quá trình phân vùng nông nghiệp Việt Nam bắt đầu từ năm 1960. Trải qua các quá trình khác nhau, sự phân vùng nông nghiệp Việt Nam cụ thể qua sơ đồ sau:

Ở Việt Nam hiện nay, TCLTNN được xác định theo 7 vùng nông nghiệp. Mỗi vùng có điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ thâm canh, cơ cấu sản xuất nông nghiệp khác nhau và các sản phẩm chuyên môn hoá cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w