Các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 123 - 126)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

d. Các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng:

Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của vùng, đóng góp phần lớn trong cơ cấu GDP 50,7% (2004), giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên đạt 10.210,7 tỷ đồng chiếm 11,7% cả nước.

* Ngành trồng trọt: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, sinh thái cao và lâu dài cho Tây Nguyên.

+ Cây công nghiệp lâu năm: - Cà phê: cà phê là cây trồng chủ lực của Tây Nguyên. Tây Nguyên là vùng có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước.

Tính đến năm 2004 Tây Nguyên đã chiếm 80% diện tích và 90% sản lượng cà phê cả nước.

Hiện nay, Tây Nguyên có hai vùng chuyên canh cây cà phê lớn. Đó là vùng cà phê Buôn Ma Thuột và vùng cà phê Gia Lai. Trong những năm gần đây, Tây Nguyên phát triển mạnh cây cà phê chè có chất lượng cao hơn cây cà phê vối và mở rộng diện tích cây cà phê xuống phía nam Plâycu và tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên thiếu ổn định do thiếu vốn và chưa thích ứng được với biến động của thị trường. Tây Nguyên đã chú ý tạo dựng thương hiệu cho cây cà phê ở thị trường trong nước và thế giới.

- Cây cao su: cây cao su là loại cây công nghiệp có ưu thế thứ 2 ở Tây Nguyên sau cây cà phê. Đây cũng là vùng có diện tích và sản lượng cao su lớn thứ 2 cả nước sau Đông Nam Bộ. Cây cao su phân bố ở độ cao hơn 600m, trên các vùng đất xám ở phía Tây và Nam tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc. Mô hình trồng cao su của vùng này đang tạo ra sự hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tổ chức, các thành phần kinh tế và các hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển cao su.

- Cây chè: trồng chủ yếu trên độ cao 500 - 900m so với mặt nước biển, tập trung ở Lâm Đồng với chè B’lao, ở Gia Lai nổi tiếng với chè Bầu Cạn, Biển Hồ. Chè Tây Nguyên phát triển chủ yếu trong các hộ gia đình nông dân, nông trường quốc doanh chỉ quản lí 13,6% diện tích canh tác.

- Cây hồ tiêu: đây là cây trồng để lấy hạt có giá trị xuất khẩu cao, trồng nhiều nhất ở Đắc Lắc, Đắc Nông. Tây Nguyên là vùng trồng nhiều hồ tiêu thứ hai cả nước sau vùng ĐNB.

+ Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là dâu tằm tập trung nhiều nhất cả nước, phân bố ở Lâm Đồng, Đắc Lắc.

Cây mía: cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đường trong vùng. Cây bông: cung cấp một phần bông thay thế nhập khẩu, nhờ phát huy được lợi thế về đất đai, khí hậu kết hợp với các chính sách khuyến khích phát triển của tổng công ty bông Việt Nam, tỉnh Đắc Lắc đã mở rộng diện tích trồng bông.

+ Cây lương thực: để hỗ trợ thế mạnh cây công nghiệp, Tây Nguyên đã coi trọng việc trồng cây lương thực, chủ yếu phục vụ nhu cầu địa phương, lúa phát triển nhiều nhất ở Đắc Lắc, ngô được trồng chủ yếu ở Đắc Lắc, Gia Lai và đã trở thành sản phẩm hàng hoá xuất khẩu ra khỏi vùng.

+ Ngoài các sản phẩm chuyên môn hóa trên, Tây Nguyên còn được biết đến là vùng chuyên canh rau, hoa cao cấp ở Đà Lạt phục vụ cho các thành phố lớn và xuất khẩu.

* Ngành chăn nuôi: có nhiều thế mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hoá do có diện tích đồng cỏ rộng và khí hậu thích hợp. Đàn bò tăng nhanh hơn đàn trâu, đặc biệt là nuôi bò sữa với quy mô lớn ở Lâm Đồng. Trước đây chăn nuôi bò chỉ có ở quy mô gia đình của một số đòng bào dân tộc Ê Đê, Gia Rai...Tuy nhiên trong những năm gần đây, đàn bò tăng mạnh và mở rộng quy mô. Vùng chăn nuôi bò sữa Đức Trọng trở thành vùng chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa nổi tiếng ở nước ta.

Đàn lợn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao nhờ nguồn thức ăn dồi dào từ vùng trồng hoa màu lương thực.

Một vài hình ảnh về các sản phẩm chuyên môn hóa của Tây Nguyên

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w