Thể tổng hợp nông nghiệp

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 37 - 40)

3.1.2.1. Khái niệm

Thể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp bắt nguồn từ học thuyết chu trình sản xuất động lực của nhà địa lý Xô Viết N.N. Kôlôxôvxki( 1947). Trong các công trình của mình, ông đã đưa ra học thuyết chu trình sản xuất động lực với 8 chu trình (hay tập hợp các chu trình), sau đó G. Xauskin và nhiều nhà khoa học khác đã phát triển tư tưởng này và chia thành 19 chu trình; trong đó tập hợp chu trình nông - công nghiệp được tách ra thành các chu trình: trồng trọt, cải tạo đất, chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi công nghiệp, chu trình đồn điền và chu trình sinh nhiệt.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã tạo tiền đề quan trọng làm thay đổi tận gốc bản thân quá trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Phương pháp công nghiệp ngày càng áp dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Nhiều phân ngành mới đã và đang xuất hiện với phương pháp tổ chức quy trình sản xuất theo lối công nghiệp, có liên hệ gián tiếp với đất đai. Ngoài ra, các

mối liên hệ sản xuất - kỹ thuật trước đây chỉ hạn chế trong một xí nghiệp thì ngày nay đã bị phá vỡ. Tất cả những điều đó cùng với sự phát triển của giao thông vận tải đã mở ra triển vọng to lớn cho việc hình thành các thể tổng hợp nông nghiệp.

Theo quan niệm của I.F. Mukomel, tổ hợp nông nghiệp là sự kết hợp (hợp nhất) theo lãnh thổ các xí nghiệp giống nhau về tính chất của cùng một kiểu. Tất nhiên quan niệm này không thể hiện được các mối liên hệ kỹ thuật - sản xuất giữa các xí nghiệp. Trong chừng mực nhất định, nó có thể phản ánh được tổ chức sản xuất của nền nông nghiệp trong quá khứ, một phần ở hiện tại nhưng rõ ràng không thể chấp nhận trong tương lai.

K.I.Ivanov đưa ra quan niệm đầy đủ hơn. Theo ông, thể tổng hợp nông nghiệp như là sự phối hợp của các xí nghiệp nông nghiệp có mối quan hệ qua lại và liên kết với nhau về mặt lãnh thổ cũng như của các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp cho phép trên cơ sở quy trình kỹ thuật mới nhất sử dụng đầy đủ nhất điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và các điều kiện kinh tế hình thành trong lịch sử để đạt năng suất lao động xã hội cao nhất.

Mặc dù quan niệm về TTHNN rất đa dạng những có thể đề cập những quan niệm quan trọng dưới đây:

- Các yếu tố quyết định diện mạo của TTHNN gồm có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế, chuyên môn hóa theo giai đoạn của xí nghiệp nông nghiệp, các mối liên hệ thuận chiều và ngược chiều của các xí nghiệp nông nghiệp chế biến nông sản.

- Các xí nghiệp nông nghiệp có xu hướng phân bố liền nhau về lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Cơ sở cấu trúc của các TTHNN là các xí nghiệp nông nghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến

3.1.2.2. Phân loại

Cơ sở để tiến hành phân loại TTHN là dựa vào những sản phẩm hàng hóa mà việc sản xuất những sản phẩm này do các điều kiện tự nhiên, kinh tế quyết định và

liên quan đến việc lực chọn các quy trình hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Toàn bộ hệ thống các xí nghiệp nông nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp có liên quan với nhau và liền nhau về lãnh thổ được hình thành xung quanh các sản phẩm hàng hóa chính và các quy trình kỹ thuật để sản xuất ra các sản phẩm ấy.

Xuất phát từ quan điểm trên, có thể chia thành hai nhóm TTHNN:

+ Nhóm TTHNN mà sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trước hết do các điều kiện tự nhiên phân bố có tính chất đới quyết định.

+ Nhóm TTHNN ngoại thành do nhu cầu thực phẩm của các thành phố chi phối

3.1.2.3. Đặc điểm

Đặc điểm chủ yếu của TTHNN là:

- Nông phẩm hàng hóa do TTHNN sản xuất ra được quy định bởi vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản

- Hạt nhân của TTHNN là các xí nghiệp nông – công nghiệp và chúng thường được phân bố gần nhau về mặt lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

- TTHNN không phải được hình thành một cách tự phát. Điều kiện bắt buộc đối với mọi TTHNN là sự có mặt của các xí nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau và là cơ sở cho chuyên môn hóa của thế tổng hợp.

3.1.2.4. TTHNN ngoại thành a. Đặc trưng

Đây là loại hình phổ biến nhất của TTHNN là các TTHNN ngoại thành. Đặc trưng cho các thể tổng hợp là ở chỗ:

+ Sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm của dân cư thành phố chi phối.

+ Các TTHNN ngoại thành hình thành chủ yếu ở xung quanh các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn. Ở đây, yếu tố nhu cầu đóng vai trò chủ yếu, còn các yếu tố tự nhiên tuy được tính đến nhưng thường giữ vai trò thứ yếu.

+ Quy mô của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vào quy mô dân số của thành phố và trình độ phát triển nông nghiệp. Qui mô của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tuỳ thuộc vào qui mô và nhu cầu của số dân ở các thành thị. Ở đây các yếu tố kinh tế( nhu cầu) đóng vai trò chủ yếu, còn các yếu tố tự nhiên tuy được tính đến nhưng thường đóng vai trò thứ yếu.

Thể tổng hợp ngoại thành gồm các xí nghiệp nông nghiệp chuyên trồng rau xanh, cây thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy thịt, trứng, sữa và các xí nghiệp chế biến.

b. Mục đích:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 37 - 40)