Các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 103 - 105)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

d. Các sản phẩm chuyên môn hóa của vùng

Nhìn chung giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng có xu hướng tăng lên qua một số năm, trong đó ngành trồng trọt chiếm vị trí quan trọng, nhất là tỷ trọng của cây công nghiệp, cây ăn quả. Ngành chăn nuôi cũng đang từng bước được chú trọng và nâng cao dần giá trị đóng góp trong cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng.

* Cây công nghiệp ôn đới và cận nhiệt:

TDMN Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước với một số sản phẩm ưu thế như: chè, cà phê

Trước hết đây là vùng chè lớn nhất của cả nước. Chè có thể trồng ở ở những miền có độ dốc 250, ở cả trung du lẫn miền núi cao trên 1000m. Ở đây đã hình thành những trung tâm của vùng chuyên canh chè như Nghĩa Lộ, Mộc Châu, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên. Chè nguyên liệu được chế biến thành chè xanh, chè đen chủ yếu để xuất khẩu. TDMNBB chiếm đến 65% diện tích chè cả nước

+ Cây cà phê: TDMNPB cũng là vùng có điều kiện sinh thái thích hợp để trồng cà phê, diện tích trồng tương đối rộng tập trung chủ yếu ở Sơn La, Yên BáI, Hà Giang, Tuyên Quang. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên sa diệp thạch rất thích hợp với chè, trẩu, sở.

* Cây dược liệu:

Ở dãy Hoàng Liên Sơn các dược liệu quý như tam thất, đỗ trọng, thảo quả…;ở Cao Bằng và Lạng Sơn có thể phát triển trồng tốt các cây thuốc trên. TDMNBB còn trồng nhiều hồi(một cây lấy dầu của miền cận nhiệt đới). Cây hồi ưa miền khí hậu mát. Cao Bằng, Lạng Sơn là nơi cây hồi phát triển mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là trên lớp thổ nhưỡng phong hoá từ đá riôlit với diện tích khoảng 2000ha. Một cây đặc sản khác của vùng là cây quế. Quế được trồng tập trung ở Yên Bái và Quảng Hà (Quảng Ninh). Diện tích trồng quế khoảng 10.000ha

* Cây ăn quả:

Có nhiều cây ăn quả và rau mang tính chất cận nhiệt đới như dẻ Cao Bằng, mận Thất Khê, đào Mẫu Sơn, vải thiều Lục Ngạn

* Rau: rau được trồng ở nhiều nơi. Đặc biệt Sa Pa là nơi có thể trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống quanh năm.

Đất đai của vùng còn nhiều, khả năng mở rộng diện tích cây công nghiệp còn lớn và còn có khả năng trồng những loại cây khác như lạc, đỗ tương…

* Chăn nuôi gia súc:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên nuôi trâu bò lấy thịt và sữa. Trâu được phát triển mạnh ở vùng núi và trung du Đông Bắc. Nuôi bò lại phát triển ở trên các cao nguyên vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu). Nông trường Mộc Châu đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm từ sữa với sản phẩm ngày càng đa dạng.

Ngoài ra dê được nuôi ở vùng núi đá, đồi thấp. Khỉ được nuôi ở các đảo. Vùng biển Quảng Ninh có nhiều khả năng nuôi trồng hải sản.

Tóm lại, trung du và miền núi Bắc Bộ có khá nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay vùng vẫn chưa thực sự khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đặc thù để sản xuất ra nhiều loại nông sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu.

HÌNH ẢNH MỘT SỐ SẢN PHẨM CHUYÊN MÔN HÓA CỦA VÙNG

Mận ở Bắc Hà – Lào Cai Trồng chè tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w