Hợp tác xã nông nghiệp

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 72 - 85)

- Góp phần sử dụng có hiểu quả nhất các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội có sẵn.

3.2.3. Hợp tác xã nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do xã viên tự nguyện lập ra và tự giải thể khi thấy không cần thiết, với nguồn vốn hoạt động do các xã viên góp cổ phần và huy động vốn từ các nguồn khác. Các hợp tác xã hoạt động nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ nông dân và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ trang trại.

HTXNN là nhu cầu tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thị trường nhiều thành phần, có cạnh tranh để tồn tại và phát triển đòi hỏi các hộ gia đình, các chủ trang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấu tranh bảo vệ lợi ích của chình mình. Kinh tế hộ và trang trại càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng cao.

Mục tiêu hoạt động của HTXNN không chỉ vì lợi nhuận cho các thành viên góp vốn vào HTX mà là nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ để mang lại thu nhập và lợi nhuận cao nhất cho các hộ, các chủ trang trại.

Có hai loại hình HTXNN: HTX đơn ngành, phổ biến ở các nước ÂU, Mĩ, cung ứng từng loại dịch vụ; HTX đa ngành phổ biến ở các nước châu Á với nhiều loại dịch vụ.

3.2.3.1. Các giai đoạn phát triển

Ở Việt Nam, HTX ra đời và phát triển từ năm 1958 và trải qua những giai đoạn với những thăng trầm khác nhau như sau:

- Giai đoạn 1958-1980

+ HTX là sản phẩm của nền kinh tế tập trung, dựa trên nền tảng công hữu hóa tư liệu sản xuất, tập thể hóa lao động và thống nhất sản xuất, phân phối theo kế hoạch tập trung từ nhà nước.

+ HTX ra đời và phát triển tới đâu thì chức năng kinh tế của hộ gia đình nông thôn bị triệt tiêu tới đó. Nông dân trở thành xã viên và làm việc theo chế độ lao động tập thể và được phân phối thu nhập theo sơ đồ chung với số lượng ngày công đã đóng góp.

+ Để vận hành nền kinh tế như vậy, bộ máy quản lí HTX ngày càng phình to với nhiều bộ phận phức tạp

+ Nét nổi cộm có thể nhận thấy được của mô hình HTX trong giai đoạn (1958-1980) là: tập trung cao độ lên cấp HTX lớn nhà nước đã làm cho đại bộ phận nông dân, xã viên từ chỗ là chủ thể kinh tế trong nông thôn thành những người chỉ biết những công việc cụ thể và công điểm để dự phần phân phối, theo đó HTX ngày càng mất đi cái nền tảng cơ bản nền tảng là quyền hạn, trách nhiệm, sức năng động, sáng tạo của đại chúng. Tập trung cao độ cũng dẫn đến những bất cập về quản lí, dẫn đến tập trung quan liêu, xa rời đại chúng và nảy sinh tệ hại, tiêu cực trong bộ máy quản lí, trong nền kinh tế.

- Giai đoạn 1981-1988

- HTX của giai đoạn này là HTX chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước với những đặc trưng chính là:

+ HTX giao khoán ruộng đất cho gia đình của xã viên, theo đó giao một phần công việc trực tiếp canh tác trên đồng ruộng về cho gia đình làm nhằm thực hiện kế hoạch sản lượng của HTX vượt kế hoạch cho hộ gia đình xã viên.

+ Từ nét đặc trưng đó, có thể cho thấy sự xuất hiện những dấu hiệu của sự tái lập chức năng đích thực của HTX là hoạt động dịch vụ

+ Như vậy, tín hiệu của sự xác lập chức năng kinh tế hộ gia đình nông dân, và HTX dần trở lại với chức năng phổ biến của nó là hoạt động dịch vụ đã xuất hiện.

+ Vấn đề còn lại của quá trình chuyển đổi ở giai đoạn này là chọn cơ chế vận hành nào cho việc phận công và hợp tác giữa hai mảng công việc của gia đình xã viên và của HTX

- Giai đoạn từ năm 1988 đến nay:

Với việc thực hiện nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Nghị quyết 6 với ban chấp hành TW khóa VI (1988 và 1989), Luật Đất Đai (1993). Đây là giai đoạn tiếp tục chuyển đổi và xác lập những yếu tố cơ bản cho HTX kiểu mới. Những đặc trưng của giai đoạn này đó là:

+ Giao khoán ổn định, lâu dài, giao hết các khâu trực tiếp canh tác trên đồng ruộng cho hộ gia đình xã viên, ổn định sản lượng khoán ít nhất 5 năm.

+ Quyền hạn và trạch nhiệm và lợi ích đối với hai mảng sản xuất trực tiếp của gia đình và hoạt động dịch vụ của HTX đã được phân định rạch ròi

+ HTX từ hoạt động sản xuất nói chung chuyển sang hoạt động dịch vụ, trong quan hệ bình đẳng sòng phẳng với kinh tế hộ. Theo đó bộ máy quản lí của HTX được tinh giảm gọn nhẹ, thiết thực hơn.

3.2.3.2. Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới và những vấn đề cơ bản của sự phát triển.

HTX kiểu mới ( so với HTX kiểu cũ ở giai đoạn 1958- 1980)

“ HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lao động tạo ra những quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả hơn những hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tê- xã hội của đất nước” ( Luật HTX năm 1996)

- HTX kiểu mới khác HTX kiểu cũ trên những nét cơ bản sau:

+ HTX kiểu cũ ra đời và hoạt động trong môi trường không có kinh tế nông hộ và trang trại gia đình làm cơ sở tồn tại và phát triển. Chủ hộ, chủ trang trại gia đình làm cơ sở tồn tại và phát triển. Chủ hộ, chủ trang trại có nhu cầu hợp tác và tự nguyện góp nguồn lực xây dựng HTX

+ HTX kiểu cũ hoạt động trong cơ chế kế hoạc tập trung, bao cấp. HTX kiểu mới hoạt động trong cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.

+ HTX kiểu cũ hoạt động trong không gian kinh tế đóng, bị giới hạn bởi hành vi quản lí hành chính và có nơi đảm trách một phần chức năng nhà nước thay cho chính quyển

Hiện nay, cả nước có hơn 8.500 HTX nông nghiệp với tổng số xã viên trên 6,9 triệu, trong đó có 6,5 triệu hộ nông dân. Bình quân một HTX nông nghiệp có 1.079 xã viên, hộ xã viên; giải quyết việc làm thường xuyên và thu nhập trực tiếp từ HTX cho 58 người.

Ở mức độ khác nhau, HTX nông nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế; góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

38% làm dịch vụ khoa học kỹ thuật, 15% làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Một số HTX đã mở rộng các loại hình dịch vụ khác gắn với việc đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ xã viên, như dịch vụ tín dụng nội bộ (15,1% HTX nông nghiệp), dịch vụ tư vấn, thông tin, cũng như các dịch vụ phục vụ đời sống, văn hoá, môi trường, nước sạch, dạy nghề, hiếu hỉ...

Việc hình thành các HTX nông nghiệp chuyên sâu, chuyên ngành đang phát triển và nhìn chung hoạt động hiệu quả, như: HTX trồng hoa cây cảnh, sản xuất rau an toàn, tiêu thụ trái cây, chế biến sữa, chăn nuối gia súc, gia cầm. Một số HTX đã liên kết thành lập liên hiệp HTX nông nghiệp (ở nhiều tỉnh, thành, như Bình Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Bình...).

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển, đã xuất hiện nhiều HTX thực sự là những nhân tố điển hình, có tác động thiết thực đến phát triển kinh tế của các hộ thành viên, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn và xây dựng nông thôn mới như HTX Bình Tây (Tiền Giang), HTX Duy Sơn II (Quảng Nam), HTX nông nghiệp Thiệu Hưng (Thanh Hoá), HTX Anh Đào (Lâm Đồng), HTX dịch vụ nông nghiệp Phù Nham (Yên Bái),...

Tuy nhiên, HTX trong khu vực nông nghiệp, nông thôn nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, như: Tính hình thức trong chuyển đổi HTX theo Luật HTX chưa được khắc phục căn bản; nhiều HTX quy mô nhỏ, thiếu vốn, tài sản ít, khả năng cạnh tranh thấp, chậm đổi mới, năng lực nội tại của các HTX còn yếu; đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, lại không ổn định làm việc lâu dài trong HTX. Những khó khăn đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của HTX: số lượng HTX khá giỏi tăng chưa nhiều, nhiều HTX hoạt động cầm chừng và yếu kém đi; không ít HTX mới chỉ làm được dịch vụ đầu vào, còn bỏ trống khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp tín dụng cho xã viên, chưa mạnh dạn thực hiện liên doanh, liên kết để mở thêm nhiều ngành nghề mới.

Bối cảnh như vậy đã dẫn đến nhận thức và đánh giá vai trò, vị trí của HTX trong nông nghiệp, nông thôn chưa đúng mức, nặng về chê bai, phê phán, mà

không thấy được rằng đây là con đường để các hộ nông dân, hộ tiểu chủ, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ liên kết lại để tự giúp mình, giúp đỡ lẫn nhau cùng vươn lên làm giàu cho mình, cho xã hội, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học thành công về HTX trong nông nghiệp, nông thôn ở nhiều nước là chứng minh sinh động rằng, HTX chính là con đường thúc đẩy sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn phát triển, đấy chính là con đường mà các hộ sản xuất, hộ nông dân, hộ tiểu chủ, những đối tượng chiếm số đông nhưng lại có tiềm lực yếu, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, cần lựa chọn. Để có thể tồn tại và phát triển, họ phải tập hợp nhau lại trên các nguyên tắc hợp tác để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, lưu thông, đối phó lại những khó khăn của tự nhiên, với sức ép của kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các đối thủ kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của chính mình. Thực tiễn Việt Nam cũng đã có hàng trăm HTX khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hỗ trợ các hộ nông dân vươn lên làm giàu, xoá đói, giảm nghèo và tạo dựng bộ mặt nông thôn mới.

3.2.4. Đồn điền

3.2.4.1. Khái niệm

Đồn điền là một loại trang trại, một đơn vị kinh doanh nông nghiệp có quy mô lớn, hình thành ở vùng nhiệt đới hay cận nhiệt, có sử dụng lao động làm thuê và lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức. Sự ra đời của hình thức tổ chức nông nghiệp đồn điền gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của chủ nghĩa tư bản. Các cây trồng chủ yếu ở đồn điền là các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, hồ tiêu, bông, thuốc lá…

3.2.4.2. Đặc điểm

- Đồn điền là hình thức tổ chức nông nghiệp phổ biến ở các nước thuộc địa cũ, thuộc vùng nhiệt đới, cận nhiệt như: Đông Nam Á, Nam Á, Nam Mỹ, Châu Phi…

- Đồn điền thường được xây dựng ở nơi có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi (về đất đai, khí hậu, nguồn nước…) cho sự phát triển các cây công nghiệp.

- Mục đích của đồn điền là sản xuất hàng hóa, cung cấp hàng xuất khẩu - Sự dụng lao động làm thuê với giá rẻ mạt, hoặc lao động cưỡng bức, bóc lột

3.2.4.3. Quá trình hình thành và phát triển đồn điền ở Việt Nam

- Tại Việt Nam đồn điền trước thế kỷ 19 là một thực thể khác trang trại canh tác. Đồn điền thời phong kiến đúng ra là một tổ chức quân đội do chính quyền thành lập để đưa lính đến khai khẩn đất hoang cùng bảo vệ vùng đất mới rồi dần mộ thêm dân đến lập nghiệp sau. Trong trường hợp đó thì đồn điền không thuộc sở hữu của riêng ai mà là cơ cấu sáp nhập đất biên thùy, một phương thức hữu hiệu trong cuộc Nam tiến của dân Việt. Lệ thiết lập đồn điền có từ triều Hồng Đức và phát triển dần đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh thì càng đắc dụng. Các chúa Nguyễn đều tận dụng phép đồn điền để mở rộng bờ cõi trong cuộc Nam tiến.

Sang thời nhà Nguyễn có lệnh các quan phải xúc tiến khai hoang và phát trâu bò cùng nông cụ cho dân khẩn hoang. Mỗi "đồn điền đội" là 10 người. Thường dân nào mộ được hơn 10 người thì cho làm cai trại và miễn sưu dịch.

- Đồn điền nông nghiệp sau thế kỷ 19

Sau khi người Pháp đến lập nền đô hộ thì đồn điền là một đơn vị kinh doanh lấy lời. Cây cà phê là một loại cây công nghiệp đầu tiên được trồng ở Việt Nam dưới dạng đồn điền bắt đầu từ năm 1888 ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ. Đồn điền cây chè thì mãi đến năm 1924 mới bắt đầu hoạt động ở vùng Cao nguyên Trung Kỳ.

Cây công nghiệp đắc dụng nhất trồng trên đồn điền ở Việt Nam là cây cao su, đầu tiên đem trồng ở Nam Kỳ năm 1879 rồi đưa vào canh tác lớn hơn bắt đầu từ năm 1909. Đến năm 1919 thì diện tích cây cao su đạt 15.850 ha, sản xuất 3.500 tấn cao su. Đến đầu thập niên 1940 trên toàn cõi Đông Pháp thì ở Nam Kỳ diện tích cao su tăng lên thành 103.000 ha cùng 28.600 ha ở Cao Miên. Nguồn lao động làm việc trên các đồn điền cao su là khoảng 70.000 phu, thương hay gọi là

"cu - li" phục dịch. Dân phu thường được mộ từ những thành phần nghèo ở Bắc và Trung Kỳ rồi đưa vào Nam làm việc dài hạn, gần như ở dạng nô lệ hay tù nhân, ăn lương 30 đến 40 xu mỗi ngày.

- Từ sau 1954 và 1975 những đồn điền trước kia được tiếp quản và chuyển đổi thành những nông trường quốc doanh do nhà nước quản lí. Nghĩa là hình thức đồn điền hiện nay không còn tồn tại ở nước ta nữa mà đã được chuyển sang hình thức khác, đó là hệ thống các nông trương quốc doanh.

- Trong thời kì mở cửa và hội nhập, có nhiều nông trường quốc doanh lại được chuyển đổi thành các Công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp hoặc đã giao khoán đất đai, vườn cây, đồi rừng cho các hộ gia đình.

- Các nông trường quốc doanh lớn ở nước ta hiện nay phân bố chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Một số nông trường chuyên canh cây công nghiệp lớn:

+ Nông trường trồng và chế biến chè: Mộc Châu (Sơn La), Nghĩa Lộ (Yên Bái), Ba Vì (Hà Nội), Tâm Châu (Lâm Đồng), Thái Nguyên…

Trồng và chế biến chè ở nông trương Mộc Châu (Sơn La)

+ Nông trường cao su: Cẩm Mỹ và Bình Lộc (Đồng Nai), 30/4 và Phú Xuân (Đắc Lắc), Gò Dầu (Tây Ninh), Thanh Bình (Gia Lai), Trường Sơn (Quảng Trị)…

Trồng, thu hoạch và chế biến cao su ở nông trường Phú Xuân (Đắc Lắc)

+ Nông trường cà phê: Ea Tiêu, 720, Cư pul (Đắc Lắc), AIKO (Gia Lai), Thắng Lợi và Tháng Mười (Bình Dương), 719 (Bình Phước)…

Thu hoạch và chế biến cà phê ở Tây Nguyên 3.2.4.4. Sự khác nhau giữa Đồn điền và Nông trường quốc doanh

Tiêu chí Đồn điền Nông trường quốc doanh

Sở hữu đất đai và CSVC – kĩ thuật Cá nhân là chủ đồn điền, địa chủ Nhà nước Sử dụng lao động Lao động làm thuê, giá rẻ mạt, hoặc bị cưỡng bức lao động (nô lệ, tù

Người lao động là công nhân nông nghiệp, có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động,

nhân), bóc lột sức lao động.

theo Luật lao động, được nhà nước trả lương. Mục đích Bóc lột sức lao động và khai thác tự nhiên phục vụ lợi ích các nước tư bản

Khai thác, phát huy tiềm năng tự nhiên và kinh tế - xã hội, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống người lao động.

Trình độ sản xuất

Sử dụng sức người là chủ yếu, công cụ thô sơ, năng năng suất thấp

Trình độ cơ giới hóa khá

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 72 - 85)