Băng chuyền địa lý

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 41 - 45)

- Góp phần sử dụng có hiểu quả nhất các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội có sẵn.

3.1.3. Băng chuyền địa lý

Từ những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, người ta đặc biệt chú ý tới việc chuyên môn hóa theo quy trình kĩ thuật, trong đó các xí nghiệp nông nghiệp không phải chuyên môn hóa sản xuất một loại sản phẩm mà chỉ hoàn thành một phần, một khâu của quy trình kĩ thuật. Điều này có thể mang đặc điểm vùng khi các bộ phận cấu thành (các khâu) của quy trình kĩ thuật được xây dựng trên nguyên tắc sử dụng có hiệu quả sự khác biệt về lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế.

Trong một vài trường hợp, các giai đoạn của quy trình kĩ thuật lại không gắn liền với việc sử dụng có hiệu quả sự khác biệt lãnh thổ (ví dụ sản xuất trứng, nuôi gà thịt). Tuy nhiên, cả hai dạng nêu trên về chuyên môn hóa theo quy trình kĩ thuật đều có những nguyên tắc chung của việc tổ chức dây chuyền sản xuất sản phẩm nông nghiệp: các nguyên tắc băng chuyền.

Băng chuyền thích hợp với nông nghiệp có thể hiểu là:

1) Các dây chuyền sản xuất nông phẩm mà quy trình kĩ thuật của nó được tiến hành ở các vùng (á vùng tự nhiên) tự nhiên – kinh tế khác nhau nhằm sử dụng hợp lí nhất những đặc điểm của các vùng này.

2) Các dây chuyền thực hiện công việc đồng áng sản xuất và cung cấp cho nhân dân rau, hoa quả tươi được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả sự phát triển mùa của tự nhiên (K.I.Ivanov 1975).

Đối với công tác địa lý, vấn đề đáng quan tâm là các dây chuyền mà các giai đoạn (các khâu) sản xuất của chúng tách biệt nhau về mặt không gian. Điều đó thể hiện quá trình tác động tương hỗ giữa tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện nay, với lãnh thổ, với sự phân bố không gian của các điều kiện tự nhiên, kinh tế sản xuất nông nghiệp.

1) Băng chuyền địa lý sử dụng có hiệu quả sự khác biệt theo vùng trong việc sản xuất nông phẩm (các băng chuyền sản xuất – lãnh thổ).

Dòng tượng trưng của băng chuyền dường như chuyển nông phẩm ( hoặc bán thành phẩm) từ vùng ( địa phương) này sang vùng (địa phương) khác có dừng lại thời gian cần thiết cho việc sản xuất.

2) Băng chuyền sử dụng có hiệu quả sự phát triển mùa của tự nhiên.

Dòng tượng trưng của băng chuyền di động theo các vùng với thời hạn thu hoạch khác nhau của cùng một loại cây trồng (nhất là rau, quả) và tiếp nhận sản phẩm để cung cấp cho các vùng tiêu thụ.

Cả hai băng chuyền địa lý nêu trên đều là hình thức TCLTNN. Ở chừng mực nhất định, mỗi loại lại có thể tách ra theo các dấu hiệu vùng và các dấu hiệu ngành

Theo dấu hiệu vùng, có thể phân biệt:

1) Các băng chuyền nhỏ (hoạt động phổ biến trên lãnh thổ của một hoặc một xí nghiệp nông nghiệp)

2) Các băng chuyền trung bình (bao gồm một số đơn vị hành chính) 3) Các băng chuyền lớn (hoạt động trong 2 hay nhiều đới tự nhiên).

Theo dấu hiệu ngành, có thể phân biệt các băng chuyền trong ngành chăn nuôi và các băng chuyền trong ngành trồng trọt.

3.1.3.1. Băng chuyền địa lý sử dụng có hiệu quả sự khác biệt theo lãnh thổ

Như đã trình bày ở trên, đối tượng lao động trong nông nghiệp là các cơ thể sống nên không thể phân biệt chúng thành các phần, các chi tiết như đối với đối tượng lao động trong công nghiệp. Song có thể tách, qui trình kĩ thuật sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp (chăn nuôi trồng trọt) thành một số giai đoạn theo sự phát triển sinh học. Mỗi giai đoạn là một quá trình tái sản xuất liên tục đòi hỏi điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng riêng. Từ đây đã mở ra con đường sản xuất đại trà, theo dây chuyền và tạo nên khả năng nâng cao năng suất lao động.

Viêc phân chia qui trình sản xuất thành các giai đoạn được áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong chăn nuôi. Thí dụ, qui trình chăn nuôi lấy thịt có thể chia thành 4 giai

đoạn: sinh sản, nuôi dưỡng, chăm sóc và sản xuất thức ăn, về việc cơ khí hóa quá trình sản xuất và trình độ tay nghề của công nhân,…

Khác với cây trồng, vật nuôi ít có mối liên hệ với đất đai và có thể dễ dàng di chuyển theo lãnh thổ với khoảng cách lớn và thời gian dài. Những đặc điểm sinh học của vật nuôi cho phép tách ra các giai đoạn kĩ thuật riêng và được sản xuất ở các xí nghiệp chuyên môn hóa độc lập tại các vùng có điều kiện thuận lợi nhất.

Tất cả những điều kể trên là cơ sở để coi băng chuyền địa lý là hình thức tổ chức sản xuất. Cơ sở của hình thức này là tính dây chuyền, tính cùng loại và nhịp điệu vận chuyển vật nuôi từ nơi này sang nơi khác. Qua băng chuyền địa lý, sự khác biệt lãnh thổ được sử dụng hợp lý hơn.

Có thể lấy một ví dụ về băng chuyền địa lý ở Hoa Kì. Hệ thống băng chuyền địa lý 2 khâu về sản xuất thịt (sinh sản, nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc non-vỗ béo gia súc) hình thành tự phát dưới ảnh hưởng của sự khác biệt lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên – kinh tế và đặc điểm lịch sử của việc di dân vào thế kỉ XIX. Những nơi sản xuất thịt (70% sản lượng) là các bang phía Tây sông Mixxipi; còn những nơi tiêu thụ (70% số thịt tiêu thụ) là các bang phía Đông Mixxipi. Dòng gia súc lấy thịt luôn từ các bang phía Tây chuyển sang các bang phía Đông.

Ở giai đoạn đầu tiên của việc hình thành băng chuyền, súc vật bị lùa một cách tự nhiên về các bang phía đông. Sau đó chúng bắt đầu được vận chuyển bằng đường sắt. Nhờ có dòng súc vật ấy đã xuất hiện ngành vỗ béo gia súc bằng phế liệu của cây công nghiệp và cây lương thực. Trước kia ngành này có ý nghĩa đáng kể, nhưng sau đó đã trở thành một ngành kinh tế độc lập.

Băng chuyền địa lý sản xuất thịt ở Hoa Kì hình thành về mặt lịch sử là như vậy. Việc sử dụng đồng cỏ tự nhiên và bang trung tâm Tây Bắc trong hệ thống băng chuyền này nhằm tái sản xuất và nuôi dưỡng gia súc non lấy thịt. Các bang thuộc vành đai ngô có nguồn thức ăn tái sản xuất và nuôi dưỡng gia súc non lấy thịt. Các bang thuộc vành đai ngô có nguồn thức ăn phong phú có thể tăng cường

việc vỗ béo đại gia súc có sừng mua về lúc còn non và bán gia súc sau khi đã vỗ béo.

3.1.3.2. Băng chuyền địa lý sử dụng sự phát triển mùa của tự nhiên

Băng chuyền này có thể phát huy tác dụng ở các nước với các lãnh thổ rộng lớn hoặc các nước chạy dài theo kinh tuyến. Lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây nằm ở các đới tự nhiên khác nhau tạo nên tiềm năng đa dạng cho việc sản xuất nông phẩm theo chủng loại cũng như theo thời gian sản xuất.

Thời gian bắt đầu thu hoạch phụ thuộc vào độ dài của thời kì sinh trưởng và tổng lượng nhiệt độ hữu hiệu trước hết do vị trí địa lý lãnh thổ quyết định. Vì vậy, để thấy rõ sự khác biệt về tính mùa vụ trong sản xuất nông phẩm, cần phân tích các chỉ số trung bình trong nhiều năm. Thí dụ đối với các nước ôn đới đó là các chỉ số trung bình về độ dài của thời kì ấm áp với nhiệt độ trung bình ngày >100C cũng như ngày đầu tiên và ngày cuối cùng ở thời kì này. Nếu lấy số liệu của một số địa điểm, sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần, chúng ta sẽ có biểu đồ hình chóp cụt thể hiện các chỉ tiêu nói trên. Cơ sở khí hậu sinh học của băng chuyền này đối với Liên Xô cũ lần đầu tiên được F.F Davitaia nêu ra.

Trong số các băng chuyền địa lý sử dụng sự khác biệt mùa của tự nhiên có kiểu phụ độc lập. Đó là các băng địa lý sử dụng có hiệu quả kĩ thuật nông nghiệp (thí dụ việc bón phân cho cây trồng ở các vùng khác nhau bằng phương tiện cơ giới việc sử dụng các máy móc nông nghiệp để thu hoạch mùa vụ…).

Một trong những kiểu băng chuyền địa lý đặc biệt tồn tại từ xưa tới nay là việc sử dụng theo mùa các đồng cỏ chăn nuôi. Vào mùa hè, gia súc được chuyển lên các đồng cỏ trên núi, còn vào mùa thu tùy theo mức độ giá rét tới khi nào và lớp cỏ bị khô héo ra sao, bầy gia súc lại được đưa xuống thung lũng. Như vậy, trong trường hợp cụ thể người ta đã sử dụng cả nhân tố mùa thuần túy lẫn sự phân hóa theo vành đai thẳng đứng.

Như vậy, băng chuyền địa lý đã được con người sử dụng từ xưa và ngày nay càng phát triển mạnh hơn trên cơ sở của những tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w