Thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 117 - 118)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

b Thế mạnh phát triển nông nghiệp của vùng

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đất đai: thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là 409 nghìn ha (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên), đất trồng cây hàng năm 349.000 ha (82% diện tích đất nông nghiệp), trong đó, diện tích hai và ba vụ lúa là 155.974 ha. Đất trồng cây lâu năm mới đạt 10% đất nông nghiệp (44.360 ha) và đất một vụ lúa (thiếu nước trong mùa khô) còn 40.260 ha.

Ngoài ra, còn có 7.000 ha đồng cỏ cho phát triển chăn nuôi, 7.000 ha mặt nước cho nuôi trồng thủy hải sản.

Mặc dù đất cho nông nghiệp còn ít và độ màu mỡ thấp nhưng duyên hải Nam Trung Bộ cũng phát triển nông nghiệp một cách toàn diện trên cơ sở thuận lợi nhất.

Tuy nhiên, để phát triển nông nghiệp cần bố trí cây trồng, vật nuôi và thời vụ phù hợp với từng điệu kiện sinh thái cụ thể để tránh thiên tai, khai thác được những thuận lợi của chế độ khí hậu.

+ Nước: tương đối phong phú với hệ thống sông suối dày đặc, tuy nhiên sông ngắn dốc nên giá trị sản xuất nông nghiệp tương đối nhỏ. Việc khai thác nước ngầm phục vụ nông nghiệp còn rất hạn chế.

+ Với bờ biển kéo dài, khá sâu, nhiều eo biển, cửa sông, vũng vịnh, nguồn lợi thủy sản phong phú với nhiều bãi tôm, bãi cá tập trung ở ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận thích hợp cho nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

Trình độ người lao động tương đối khá. Tiềm năng về lao động phong phú và có trình độ tay nghề cao. Do sớm tiếp xúc với cơ chế thị trường, cách tổ chức, quản lý trong sản xuất phần nào thích ứng với xu thế hiện nay.

Hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông, dịch vụ phát triển tương đối góp phần thúc đẩy nông nghiệp của vùng phát triển.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w