Các sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu của vùng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 108 - 110)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

d. Các sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu của vùng

Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn thứ 2 cả nước sau Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng không chỉ góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lương thực của vùng (85% sản lượng) mà còn cung cấp khoảng 5% cho các vùng lân cận. Hơn nữa, cùng với Đồng bằng sông Cửu Long, ĐBSH xuất khẩu một lượng lớn lương thực ra thế giới (đồng bằng sông Hồng xuất khẩu 10% giá trị sản xuất lương thực cho vùng), góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (chỉ sau Thái Lan).

* Ngành trồng trọt

+ Sản xuất cây lương thực:

Cùng với xu hướng phát triển nông nghiệp của cả nước, nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chủ yếu là trồng lúa nước (chiếm gần 90% trong tổng diện tích ngành trồng trọt).

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi kết hợp với việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, Đồng bằng sông Hồng là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước và cũng là vùng có trình độ thâm canh và hệ số sử dụng đất cao nhất cả nước. Năng suất trung bình đạt 55,9tạ/ha. Sản lượng lúa cao và ngày càng tăng: năm 1997 đạt sản lượng gần 5,5 triệu tấn, năm 1998 khoảng 6 triệu tấn và năm 2002 là 6,7 triệu tấn lúa. Sản lượng lương thực quy thóc đạt 6,9 triệu tấn. Về cơ cấu sản lượng lương thực, lúa chiếm 97%, hoa màu 3% (chủ yếu là ngô, khoai, sắn trồng ở các bãi ven sông hoặc vùng đất cao trên đồng bằng luân canh với cây ngắn ngày khác).

+ Sản xuất rau:

Đồng bằng sông Hồng có những vùng thâm canh, chuyên canh rau quả làm thực phẩm xuất khẩu, nhiều nhất là vụ đông xuân (còn gọi là thực phẩm vụ đông),

phân bố chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam.

+ Cây công nghiệp: chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày được trồng nhiều ở đồng bằng sông Hồng là chuyên canh cây đai và cói. Năm 1985 chiếm 65,3% đay cả nước, 42% diện tích cói cả nước. Tuy nhiên, một vài năm gần đây, do khó khăn ở khâu tiêu thụ sản phẩm nên diện tích đay và cói đều giảm sút: đay chỉ còn 55,1% diện tích cả nước, cói là 41,28% diện tích cả nước.

* Ngành chăn nuôi

Sản phẩm chuyên môn hóa nổi bật trong ngành chăn nuôi của vùng đồng bằng sông Hồng là lợn và gia cầm. Sự phân bố lợn và gia cầm gắn liền với vùng trọng điểm sản xuất lương thực. Đến năm 2002, ĐBSH đã có 6,3 triệu con lợn (chiếm 27,1% đàn lợn cả nước); đàn gia cầm trên 30 triệu con (chiếm 20, 05% đàn gia cầm của cả nước). Ngoài ra, ĐBSH chăn nuôi trâu và bò. Đàn trâu có chiều hướng giảm từ 330 nghìn con năm 1985 xuống 171,8 nghìn con năm 2002. Ngược lại, đàn bò tăng từ 176 nghìn con năm 1985 lên 502 nghìn con năm 2002, tăng 3 lần trong vòng chưa đến 20 năm. Đáng chú ý là việc phát triển bò sữa ở ngoại thành thành phố Hà Nội với qui mô nhỏ, hộ gia đình ngày càng mở rộng đem lại nguồn thu lớn cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w