Định hướng phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 110 - 112)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

e. Định hướng phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Hồng

- Đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, góp phần cùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Hình thành các vùng sản xuất lúa, ngô chất lượng cao.

- Khai thác tiềm năng đất đai một cách có hiệu quả để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, chất lượng cao; phát triển và làm giàu môi trường sinh thái, tiết kiệm đất đai trong phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng.

- Xây dựng các vùng chuyên canh, phát triển sản xuất râu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa và vật nuôi nhằm tăng nhanh tỉ trọng của các ngành này

trong giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven bờ, đánh bắt thủy sản ven bờ.

- Phát triển nông nghiệp đi đôi với công nghiệp chế biến, với xây dựng nông thôn mới; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Đẩy mạnh ngoại giao, tìm kiếm nhiều thị trường xuất khẩu có tiềm năng lâu dài và ổn định.

- Tạo thương hiệu sản phẩm và tăng cường quảng bá trên thị trường.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM CHUYÊN MÔN HÓA Ở ĐBSH

3.2.8.3. Vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ

a. Khái quát chung

Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Diện tích 51.524,6 km2 (chiếm 15,56% diện tích tự nhiên cả nước), vùng Bắc Trung Bộ giống như chiếc cầu nối giữa phần phía Bắc và phần phía Nam của nước ta, giữa Lào và biển Đông. Có vị trí giao thông rất thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và các nước lân cận bằng đường bộ, đường sắt và cả nhiều

tuyến đường ngang Đông - Tây. Vùng này có địa vị quan trọng trong sự phân công lao động chung trên phạm vi cả nước.

Tuy vẫn còn ở trình độ phát triển kinh tế thấp, vùng Bắc Trung Bộ lại là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển một số ngành chuyên môn hóa mạnh nhờ vào những tài nguyên có trữ lượng lớn và sự hợp tác quốc tế của vùng.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w