Định hướng phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên:

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 126 - 128)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

e. Định hướng phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên:

Định hướng phát triển chủ đạo của Tây Nguyên phải là chuyển sang sản xuất hàng hoá đa dạng, quy mô lớn. Phát triển kinh tế vùng gắn với việc bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, gắn với phát triển xã hội.

Riêng đối với nông nghiệp cần phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy ưu thế và tiềm năng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, có các biện pháp cần thiết để thích ứng với biến động của thị trường thế giới về các sản phẩm hàng hóa của vùng.

Thực hiện thâm canh cao kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến; quy hoạch đối với tất cả các cây trồng như cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu, câu ăn quả, cây dược liệu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Mở rộng diện tích và thâm canh ngô, bông.

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, lấy chăn nuôi hộ gia đình là chính nhằm tạo nguyên liệu thịt, sữa, da… phục vụ công nghiệp chế biến.

Kết hợp phát triển nông nghiệp với việc đẩy mạnh mạng lưới công nghiệp chế biến và nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng.

3.2.8.6. Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ

a. Khái quát chung

Đông Nam Bộ là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Bao gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên là 23.605,2 km2, dân số năm 2009 là 14.095,7 nghìn người, chiếm 7,13% diện tích tự nhiên và 16,4% dân số cả nước.

Với vị trí thuận lợi để giao lưu với các vùng khác trong nước và thị trường quốc tế, đất đai màu mỡ cùng với những thuận lợi về cơ sở hạ tầng, ĐNB được đánh giá là vùng có điều kiện phát triển một nền kinh tế tổng hợp và khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. Ngành nông nghiệp phát triển dựa trên sự hỗ trợ đắc lực của công nghiệp và các ngành dịch vụ khác nhau. Bên cạnh đó nông nghiệp đóng vai

trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho công ngiệp chế biến (trong đó có xuất khẩu). Có thể nói, Đông Nam Bộ là vùng hội tụ đầy đủ nhất các nguồn lực để trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước.

b. Thế mạnh phát triển nông nghiệp:

* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình: ĐNB nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long với những vùng đất gò đồi lượn sóng. Nhìn chung, địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp tập trung có quy mô lớn, đặc biệt cho sự phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.

- Khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía Nam, ĐNB có đặc điểm của một vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao và tương đối ổn định trong năm, nhiệt độ trung bình 23-250C, lượng mưa khá phong phú tập trung chủ yếu vào mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của bão và các thiên tai khác thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nhất là các loại cây trồng nhiệt đới, tạo điều kiện hình thành nèn nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, tăng khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ, năng suất cây trồng, vật nuôi cao.

- Đất đai: Trong vùng có nhiều loại đất tốt, giầu dinh dưỡng như đất đỏ bazan chiếm 40% diện tích của vùng. Ngoài ra còn có đất xám phù sa cổ rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày tiêu biểu như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía…

- Nguồn nước: dồi dào từ các hệ thống sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai (lớn thứ ba Việt Nam), có các hồ chứa nước lớn như hồ Dầu Tiếng và Trị An. Tổng lượng nước mặt dự trữ hiện tại hàng năm lên đến gần 4 tỉ m3, đủ khả năng cung cấp nước cho vùng. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, phân bố tập trung ở Biên Hoà - Long An và TP Hồ Chí Minh.

* Điều kiện kinh tế- xã hội:

- Lực lượng lao động tại chỗ khá dồi dào. Mặt khác số lao động lại có kĩ thuật, nhạy bén với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, tính năng động cao với nền

sản xuất hàng hoá và đã quen với việc kinh doanh trên thị trường. Đây là tiềm năng quý giá để khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực của ĐNB.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của ĐNB tương đối tốt, đặc biệt mạng lưới giao thông tốt hơn các vùng khác, đã xây dựng nhiều nhà máy công nghiệp chế biến… tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vùng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Nền kinh tế thị trường sớm hình thành và phát triển tại Đông Nam Bộ là một trong các điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.

Có thể nói, tất cả những yếu tố trên là nguồn lực đưa Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w