Định hướng phát triển nông nghiệp của vùng

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 116 - 117)

- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng

e. Định hướng phát triển nông nghiệp của vùng

Phát triển một cách toàn diện dựa vào thế mạnh của từng khu vực, trong đó chú trọng hàng đầu là các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: lạc, mía, dâu tằm, thuốc lá, cói,… và những vùng có điều kiện tự nhiên cho phép phát triển cây công nghiệp dài ngày như hồ tiêu (Quảng Bình, Quảng Trị), cà phê, cao su (tây Nghệ An), dừa (Thanh Hóa).

- Đồng bằng ven biển, nhất là đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An hướng vào thâm canh cây lúa nước. Ở bãi bồi ven sông chủ yếu phát triển trồng màu, cây lương thực nhằm tự túc một phần lương thực, hạn chế tới mức tối đa việc nhập lương thực từ các vùng khác.

- Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) , lờn, gia cầm. Ngoài ra, còn chú ý phát triển chăn nuôi hươu, dê để tạo thêm sản phẩm hàng hóa.

- Khai thác đất nông nghiệp cần phải chú ý tới việc đầu tư xây dựng hệ thống đồng ruộng, hoàn chỉnh các công trình thủy nông, các chương trình chống cát bay, chống nhiễm mặn, chống xói mòn,… cần nâng cao độ phì của đất bằng các biện pháp tổng hợp: phân bón, sinh học,… và sử dụng hợp lý đất bằng cách bố trí một cơ cấu cây trồng thích hợp.

- Chú trọng phát triển kinh tế biển và lâm nghiệp.

3.2.8.4. Vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ

a. Khái quát chung

Diện tích tự nhiên 44.360,7 km2 (13,39% diện tích cả nước). Với vị trí địa lý có tính chất trung gian giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, biển Đông và Lào, duyên hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc – Nam và đặc biệt là Đông – Tây, quan hệ chặt chẽ cả với Tây Nguyên, kể cả Lào, Campuchia với biển Đông.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w