- Mô hình sản xuất rau an toàn: Tỉnh Lâm Đồng với diện tích 600 ha được sản xuất theo 2 dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng
e. Định hướng phát triển nông nghiệp vùng TDMNPB:
Đây là một trong 3 vùng nghèo của cả nước. Nền kinh tế chưa tự đáp ứng được nhu cầu xã hội của vùng. Sự gắn kết công - nông nghiệp chưa chặt chẽ. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phụ thuộc vào tự nhiên, năng suất cây trồng chỉ bằng 60% mức trung bình cả nước và 40% mức trung bình của đồng bằng sông Hồng.
Trong tương lai, phương hướng phát triển của vùng phải đặt trong mối quan hệ hợp tác với các vùng khác trong nước và quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp trong vùng cần đặc biệt coi trọng việc phát huy thế mạnh về đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc gắn với công nghiệp chế biến, hình thành mạng lưới công nghiệp chế biến, kể cả chế biến xuất khẩu. Phát triển nhanh các loại hình dịch vụ nông nghiệp, nâng cấp các tuyến đường giao thông trục và phát triển thêm các đường nhánh vào các vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
3.2.8.2. Đồng bằng Sông Hồng
a. Khái quát chung
Đây là khu vực có diện tích 14.964,1 km2 chiếm 4,5% diện tích cả nước), dân số năm 2009 là 18.478,4 nghìn người (chiếm 21,5% dân số cả nước), ĐBSH bao gồm tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Hà, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Bắc với vùng biển phía Đông, ĐBSH có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.