Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của

Một phần của tài liệu Tài liệu mẫu Kiểm định chất lượng giáo dục (Trang 93 - 95)

5. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục Mở đầu

5.4. Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của

sinh học lực yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lí giáo dục

a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;

b) Các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;

c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.

5.4.1. Mô tả hiện trạng

Từ năm 2010 đến nay, nhà trường thực hiện kì thi khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại học sinh ngay từ đầu năm học [H26-5-02-16]; [H26-5-02-17]. Để giúp đỡ các em học tập, đầu năm học nhà trường nghiên cứu và phân công

giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực học tập của học sinh [H26-5-02.01]; [H26-5-02-02]; [H26-5-02-03]. Nhà trường có biện pháp giúp đỡ các em ngay từ đầu năm học như phân chia học sinh học phụ đạo trái buổi theo đơn vị lớp [H8-1-08-16]; [H8-1-08-12]; [H8-1-08-13]. Các em học sinh được học tập đúng với sở trường, năng lực của mình, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh và cố gắng vươn lên, đạt kết quả cao, thể hiện ở tỉ lệ thi đỗ tốt nghiệp hàng năm từ 99% đến 100% [H36-5-12-04]. Số học sinh giỏi thành phố hàng năm đạt từ 14 đến 23 giải, số học sinh lên lớp thẳng đạt trên 99% [H28- 5-04-11]; [H7-1-07-10]; [H7-1-07-11]; [H7-1-07-12]. Tuy nhiên nhiều năm gần đây, nhà trường chưa có kế hoạch động viên, khen thưởng cho những học sinh có học lực yếu, kém đã cố gắng vươn lên đạt thành tích vượt bậc trong học tập.

Hàng năm, nhà trường đã tổ chức thi học sinh giỏi lớp 10 và lớp 11; sau đó lựa chọn các em học sinh có đủ điều kiện để bồi dưỡng đội tuyển tham dự cấp thành phố [H28-5-04-02]; [H28-5-04-03]; [H28-5-04-04]. Các tổ bộ môn và giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi trên lớp, phân công giáo viên có kinh nghiệm của nhóm chuyên môn bồi dưỡng theo kế hoạch [H28-5-04-05]; [H28-5-04-06]; [H28-5-04-12]. Những học sinh có học lực yếu, kém, giáo viên bộ môn có hình thức kèm cặp trên lớp trong các giờ chính khóa và dạy phụ đạo củng cố kiến thức cho các em trong các giờ học trái buổi do nhà trường tổ chức [H8-1-10-12]; [H8-1-10-13]; [H8-1-10-16]. Có hình thức ôn tập để rèn luyện kiến thức và thi lại cho học sinh yếu kém [H33-5-09-09]; [H33-5-09-10]; [H33-5-09-11].

Sau mỗi học kỳ, mỗi năm học, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi cho hợp lí hơn như đã xây dựng được thời khóa biểu ôn thi học sinh giỏi năm 2011- 2012, xây dựng kế hoạch ôn thi học sinh giỏi theo tháng và phân công giáo viên giúp đỡ học sinh yếu kém sau mỗi năm học theo kế hoạch [H26-5-02-16]; [H26-5-02-17]; [H28-5-04-10]; [H28-5-04-07]; [H28-5-04-08]; [H28-5-04-09]. Nhờ có nhiều hoạt động, đánh giá, nên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém được thực hiện thường xuyên, ổn định và đạt hiệu quả giáo dục cao, nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến của trường

[H7-1-07-15]; [H7-1-07-16].

5.4.2. Điểm mạnh

Công tác giúp đỡ học sinh yếu kém mang lại kết quả đáng khích lệ, tỉ lệ học sinh yếu kém thấp, tỉ lệ học sinh lên lớp thẳng hàng năm cao đạt trên 99%.

5.4.3. Điểm yếu

Nhiều năm gần đây, nhà trường chưa có kế hoạch động viên, khen thưởng cho những học sinh có học lực yếu, kém đã cố gắng vươn lên đạt thành tích vượt bậc trong học tập.

5.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2013 - 2014, nhà trường xây dựng kế hoạch rà soát lại học sinh có học lực yếu, kém đã cố gắng vươn lên đạt thành tích vượt từ 2 bậc trong học tập như từ học sinh có học lực kém lên trung bình, từ yếu lên khá. Để có hình thức khen thưởng hợp lí để động viên tinh thần học tập và tạo động lực cho các em đạt thành tích cao hơn nữa trong quá trình học tập.

5.4.5. Tự đánh giá

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt Đạt Đạt

Không đạt Không đạt Không đạt

* Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Không đạt

Một phần của tài liệu Tài liệu mẫu Kiểm định chất lượng giáo dục (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w