Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động

Một phần của tài liệu Tài liệu mẫu Kiểm định chất lượng giáo dục (Trang 79 - 82)

4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu

4.2. Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động

quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng trường và môi trường giáo dục

a) Chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm phương

tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng học sinh giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

4.2.1. Mô tả hiện trạng

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện theo chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục; đồng thời xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tích cực, chủ động hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt cùng với các biện pháp cụ thể về nguồn nhân lực và tài chính để phát triển nhà trường [H23-4-02-01]; [H5-1-05-02]; [H4-1-04-17]; [H4-1-04-18]; [H4-1-04-19]; [H7-1-07-32]; [H7-1-07-33]; [H7-1-07-34]. Do vậy thời gian qua, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường.

Nhà trường chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn như phối hợp với UBND xã Lưu Kiếm, công an huyện Thủy Nguyên và công an trạm Đá Bạc trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh như việc thực hiện an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội...được thể hiện qua các văn bản ghi nhớ [H10-1-10-01]; [H10-1-10-03]; [H10-1-10-06]; [H10-1-10-07]; [H10-1-10-08]; [H10-1-10-09]; [H31-5-07-04]. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp với Trung tâm đào tạo kĩ năng an toàn phòng cháy chữa cháy Việt Nam để tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy cho GV, CNV; chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các lớp dạy kĩ năng sống cho học sinh như ”Nói không với bạo lực học đường’’, ‘Kĩ năng giao tiếp’’ [H10-1-10-10]; [H10-1-10-14]; [H10-1-10-15]; [H10-1-10-21]; [H10-1-10-22]; [H10-1-10-23]; [H31-5-07-09]; [H31-5-07-10]; chỉ đạo Ban y tế học đường phối hợp với Đoàn trường tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và giáo dục giới tính, sức khỏe vị thành niên [H9-1-09- 18]. Đoàn trường còn kết hơp với tổ Ngữ văn và Tổ Ngoại ngữ-Tin học tổ chức HĐNK ”Văn học dân gian-Tâm hồn Việt”, ”Festival” cho HS; kinh phí cho các hoạt động trên được thể hiện qua chứng từ kế toán tài chính nhà trường [H5-1-05- 11]. Để có được môi trường học tập an toàn và lành mạnh, nhà trường đã nhận được sự quan tâm và phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể địa phương.

Nhà trường tích cực huy động các nguồn lực tự nguyện của các tổ chức, cá nhân như Ban đại diện CMHS, Bảo hiểm bưu điện VNPT, ĐHDL Hải Phòng, doanh nghiệp may Quang Yến, doanh nghiệp giấy vở Cường Thịnh, cửa hàng sơn Huy Hoàng, Quỹ tín dụng xã Lưu Kiếm...để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường; khen thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi các cấp, học sinh có thành tích xuất sắc, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn [H23-4-02-02]; [H23-4-02-03]; [H23-4-02-04]; [H5-1-05-12]. Mỗi năm tổng kinh phí từ nguồn xã hội ủng hộ nhà trường khoảng 600 triệu đồng [H5-1-05-12]. Ban đại diện CMHS đã hỗ trợ nhà trường xây dựng, cải tạo sân trường; nhà để xe và nhà đa năng [H5-1-05-08]; [H5-1-05-12]. Ban đại diện CMHS còn hỗ trợ nhà trường mua sắm CSVC, thiết bị dạy học như hỗ trợ phòng tin, lắp đặt cửa sổ nhôm kính và 12 phòng học có màn hình [H26-5-02-09]. Ngoài ra nhà trường còn sử dụng nguồn xã hội hoá để khen thưởng giáo viên và học sinh vào dịp khai giảng, cuối kì, cuối năm và cấp học bổng cho học sinh [H5-1-05-12]; [H27-5-03-03]. Trong lễ khai giảng năm học 2013- 2014, nhà trường tôn vinh các học sinh đỗ Đại học điểm cao và Thủ khoa, Á khoa kì tuyển sinh lớp 10 và trao học bổng 14 suất cho học sinh nghèo vượt khó bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, tổng tiền thưởng 07 triệu đồng [H5-1-05-12]. Tuy nhiên, do trường học đóng trên địa bàn có mức thu nhập của người dân không đồng đều nên việc ủng hộ nguồn kinh phí xã hội hoá ngoài ngân sách nhà nước còn hạn chế [H23-4-02-04]; [H5-1-05-12].

4.2.2. Điểm mạnh

Các tổ chức đoàn thể của địa phương đã quan tâm và có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường để xây dựng một môi trường học tập an toàn và lành mạnh.

4.2.3. Điểm yếu

Do trường học đóng trên địa bàn có mức thu nhập của người dân không cao nên việc ủng hộ nguồn kinh phí xã hội hoá còn hạn chế.

4.2.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Từ năm học 2013 - 2014 và các năm học tiếp theo, nhà trường tăng cường huy động nguồn kinh phí xã hội hóa thông qua việc thiết lập mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và tuyên truyền sâu rộng đến cha, mẹ học sinh các khối lớp nhằm huy động các nguồn lực ủng hộ nguồn kinh phí xã hội hóa cho nhà trường.

4.2.5. Tự đánh giá

Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c

Đạt Đạt Đạt

Không đạt Không đạt Không đạt

* Tự đánh giá tiêu chí: Đạt Không đạt

Một phần của tài liệu Tài liệu mẫu Kiểm định chất lượng giáo dục (Trang 79 - 82)