Bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý nhân lực tại Công ty TNHH

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty TNHH thương mại và XNK thiên minh (Trang 46)

TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh

Từ kinh nghiệm phát triển nhân lực của 2 công ty nói trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh như sau:

- Cần xây dựng một chiến lược, kế hoạch nhân lực bài bản, khoa học phù hợp với lĩnh vực hoạt động, thực tế và triển vọng phát triển của Công ty. Trong đó, chiến lược phải dựa trên các cơ sở khoa học thực tiễn từ nhu cầu nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đến dự báo thị trường (triển vọng phát triển của lĩnh vực kinh doanh; đối thủ cạnh tranh; lợi thế cạnh tranh và nhu cầu thị trường...).

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nhân lực hướng tới giữ chân người tài để tận dụng trí tuệ, tài năng và kinh nghiệm của nhân lực, đóng góp vào sự phát triển của Công ty. Các biện pháp quản lý bao gồm: Xây dựng nội quy doanh nghiệp theo luật định; thực hiện chính sách tiền lương hấp dẫn với người lao động, các chế độ thưởng, phúc lợi xã hội hợp lý; xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động; tạo mọi điều kiện để người lạo phát triển bản thân và thực hiện chiến lược bổ nhiệm, đề bạt đúng người, đúng vị trí…

- Xây dựng bộ quy chiếu đánh giá đúng năng lực nguồn nhân lực: Bộ quy chiếu có ý nghĩa quan trọng, là tiêu chuẩn đo lường, đánh giá chất lượng, hiệu quả lao động của đội ngũ nhân lực. Do vậy, cần xây dựng một mô hình, bộ quy chiếu khoa học, có thể đánh giá khách quan, trung thực và chính xác hiệu quả lao động của nguồn nhân lực. Ví dụ, tại Công ty Candenly, họ áp dụng mô hình KPI để đánh giá hiệu quả công việc, với sự công khai về KPI cá nhân hàng tuần, tháng sẽ giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, tạo ra một môi trường phấn đấu công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên trong phòng, ban, bộ phận Công ty.

38

- Thực hiện tốt tinh thần nêu gương: Trước hết, Ban Giám đốc, lãnh đạo các Phòng, Ban, Bộ phận phải thực hiện tốt tinh thần nêu gương. Người đứng đầu doanh nghiệp phải thực hiện tốt tinh thần này để người lao động noi theo và coi đó là biểu tượng, mục tiêu phấn đấu; phải biết tự hạn chế cái tôi cá nhân như sự nóng nảy, bảo thủ hay áp đặt trong chỉ đạo…để hòa đồng môi trường tập thể.

39

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

2.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Đây là phương pháp thu thập dữ liệu trực tiếp qua đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện bằng một số hình thức như phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi….

Trên cơ sở mối quan hệ của tác giả với đối tượng nghiên cứu, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua một số hình thức sau:

- Hình thức phỏng vấn bằng điện thoại (telephone interview): Để tiến hành hình thức phỏng vấn bằng điện thoại. Tác giả đã: (1) Có sự chuẩn bị sẵn bảng hỏi, sau đó tiến hành gọi điện trao đổi để thu thập thông tin theo đề tài nghiên cứu. Bảng câu hỏi tác giả sử dụng khi phỏng vấn qua điện thoại bao gồm: (i) Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty; (ii) Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty như thế nào; (iii) Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban, Bộ phận tại Công ty; (iv) Chiến lược, kế hoạch phát triển của Công ty trong thời gian tới…. (2) Xác định người biết, nắm thông tin về Công ty, có thể trả lời được các câu hỏi đã chuẩn bị, phục vụ hiệu quả cho quá trình nghiên cứu luận văn. Tại Công ty Thiên Minh, tác giả đã gọi điện thoại cho Kế toán trưởng (Chị Nguyễn Thị Thùy Dương – số điện thoại 0982 223 478) để nắm phần lớn thông tin về doanh nghiệp theo bảng hỏi nêu trên).

Tuy nhiên quá trình phỏng vấn qua điện thoại có một số ưu và nhược điểm: Về ưu điểm: Thực hiện đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể tiến hành mọi nơi khi cần; tỷ lệ trả lời cao (có thể lên đến 80%), có thể cải tiến bảng hỏi trong quá trình phỏng vấn qua điện thoại…; Về nhược điểm: Thời gian phỏng vấn bị hạn chế vì ảnh hưởng đến công việc của người được phỏng

40

vấn; có thể bị từ chối, hoặc hẹn một lịch trao đổi, trả lời câu hỏi vào lúc khác; không thể trình bày bằng hình ảnh, tài liệu cụ thể…

- Hình thức phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interview): Đây là phương pháp tác giả đã đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng hỏi đã soạn sẵn. Tác giả đã xin lịch và tiến hành phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hồng Nhung – Phụ trách Phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty Thiên Minh. Hình thức này sẽ giúp tác giả nghiên cứu làm rõ thêm một số nội dung cần điều tra mà các hình thức khác không mang lại kết quả. Một số nội dung làm rõ khi phỏng vấn trực tiếp như: Bộ phận quan trọng nhất của Công ty là gì? Khả năng cung cấp một số tài liệu như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, danh sách nhân lực Công ty, cơ cấu tổ chức bộ mày, quy trình hoạch định, tuyển dụng, quản lý, giám sát và các chế độ chính sách của Công ty đối với người lao động….

- Hình thức điều tra xã hội học: Tác giả nghiên cứu chuẩn bị các câu hỏi để điều tra từ nhân viên Công ty Thiên Minh tại Văn phòng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung bảng hỏi liên quan đến: Chiến lược hoạch định nhân lực của Công ty; chính sách tiền lương, chế độ phúc lợi xã hội; chính sách bổ nhiệm, đề bạt…Kết quả điều tra xã hội học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp tác giả nghiên cứu có đánh giá khách quan về công tác quản lý nhân lực tại Công ty Thiên Minh. Từ đó, tổng hợp các kênh thu thập thông tin, dữ liệu để đưa ra các giải pháp hoàn thiện, cải tiến công tác quản lý nhân lực tại Công ty Thiên Minh.

2.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, đánh giá, giải thích, thảo luận và diễn giải như sách giáo khoa, sách tham khảo, tạp chí, chuyên đề, công trình nghiên cứu, bài báo, báo cáo khoa học, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thư lưu trữ…

41

từ các sách như: Giáo trình Khoa học quản lý; Quản lý học-Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội; Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức công; Kinh tế nguồn nhân lực Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Số liệu thống kê được thu thập từ các báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo nhân lực của Công ty Thiên Minh từ các năm theo phạm vi nghiên cứu của luận văn (Phòng Kế toán và Phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty Thiên Minh).

2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

2.2.1. Phương pháp thống kê và mô tả

Là phương pháp tập hợp, mô tả các thông tin đã thu thập được về hiện tượng nghiên cứu làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích, tổng hợp thông tin một cách chính xác, kịp thời nhất.

Phương pháp thống kê và mô tả được tác giả sử dụng phổ biến trong chương 3 của luận văn. Theo đó, tác giả đã thu thập các số liệu thống kê về biến động cơ cấu lao động hàng năm; số liệu về tuyển dụng lao động, quỹ lương, thưởng; các số liệu về kết quả kinh doanh của Công ty…phục vụ cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý nhân lực của Công ty.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Mục đích của phương pháp so sánh nhằm tìm ra các điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu, để từ đó phân tích, đánh giá, nhìn nhận rõ hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp so sánh giúp xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong điều kiện, môi trường nhất định. Trong bài viết, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh trong chương 3 nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhân lực tại công ty Thiên Minh như: Tình hình biến động cơ cấu nhân lực theo từng

42

năm; số lượng nhân lực được bố trí và sử dụng cũng như được đào tạo và bồi dưỡng; tình hình hoạt động kinh doanh từng năm của Công ty…Theo đó, tác giả có thể làm rõ được những ưu, nhược điểm của công tác quản lý nhân lực tại công ty Thiên Minh thời gian qua, làm cơ sở đưa ra các giải pháp trong chương 4 của Luận văn.

2.2.3. Phương pháp phân tích-tổng hợp

Mục đích của việc phân tích tổng hợp là có những nhận xét nhiều chiều về một vấn đề nghiên cứu, từ đó có cách nhìn nhận khách quan để tạo thuận lợi cho việc thu thập thông tin tổng hợp phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Phương pháp phân tích-tổng hợp là phương pháp đánh giá phân tích dựa vào sự kết hợp của cả việc thu thập thông tin từ bảng hỏi và việc khai thác thông tin chi tiết từ việc phỏng vấn về ảnh hưởng của quá trình đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty Thiên Minh. Từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn, cụ thể chính xác hơn về từng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp thống kê dữ liệu từ bảng hỏi và phỏng vấn vấn đề tổng hợp các ý kiến giống nhau và khác nhau về các nội dung của phát triển nhân lực tại Công ty Thiên Minh.

43

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ XNK THIÊN MINH

3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thƣơng mại và XNK Thiên Minh

3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển

- Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh. - Tên giao dịch: Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh. - Tên giao dịch quốc tế: THIENMINH TRADING AND IMPORT – EXPORT COMPANY LIMITED

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH.

- Địa chỉ trụ sở: Số 12, hẻm 68/37/23, đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội.

- Địa chỉ văn phòng giao dịch: Số 88 Khúc Thừa Dụ, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội; 223B, đường Trần Huy Liệu, phường 8, quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh.

- Mã số doanh nghiệp: 0102312978 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 11/7/2007

- Website: Thienminh Autosafety.

Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh được thành lập từ năm 2007 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là mua bán xe ô tô. Tuy nhiên quá trình hoạt động, nhận thấy lợi thế cạnh tranh trên thị trường hạn chế nên đến năm 2017 đã chuyển đổi sang lĩnh vực kinh doanh các thiết bị, công nghệ hỗ trợ cảnh báo an toàn cho xe ô tô. Đây là hai lĩnh vực có sự khác nhau cơ bản xong đều có liên quan đến xe ô tô. Mặc dù mới qua gần 4 năm chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh nhưng Công ty đã từng bước tạo dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường Việt Nam, được khách hàng đón nhận, đặt niềm tin vào

44

chất lượng, giá thành sản phẩm, cũng như đánh giá cao về các chính sách chăm sóc khách hàng của Công ty. Hiện Công ty có 02 chi nhánh văn phòng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, với đội ngũ nhân lực gần 50 người, trong đó bộ phận kỹ thuật chiếm số đông nhân viên Công ty. Công ty rất coi trọng công tác quản lý nhân lực, từ khâu tuyển dụng đến bố trí sử dụng con người một cách có hiệu quả. Doanh thu hàng năm của Công ty luôn đảm bảo có lợi nhuận, qua đó giúp Công ty có nguồn kinh phí thực hiện các chính sách đãi ngộ với nhân viên.

3.1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán, lắp đặt thiết bị, công nghệ hỗ trợ cảnh báo an toàn cho xe ô tô.

- Một số ngành nghề kinh doanh khác:

+ Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh;

+ Bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh;

+ Sản xuất máy móc và thiết bị văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính);

+ Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác;

+ Sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ và động cơ xe; + Hoạt động dịch vụ CNTT và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính; + Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ trở xuống);

+ Đại lý ô tô và xe có động cơ khác;

+ Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác;

+ Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; + Bán mô tô, xe máy;

45

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Công ty Thiên Minh

Công ty TNHH Thương mại và XNK Thiên Minh hoạt động theo mô hình Công ty TNHH, phù hợp với Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 và các văn bản pháp quy khác.

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Thiên Minh

Nguồn: Phòng HC-NS Công ty Thiên Minh 3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các Phòng ban trong Công ty

Ban Giám đốc: Theo cơ cấu, Ban Giám đốc Công ty hiện Giám đốc và 01 Phó Giám đốc phụ trách tài chính. Ban Giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách công tác tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty; thay mặt công ty chịu trách nhiệm pháp lý trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Phòng hành chính nhân lực: Tham mưu và hỗ trợ cho Ban giám đốc toàn bộ các công tác liên quan đến việc tổ chức và quản lý nhân lực, quản lý nghiệp vụ hành chính, cũng như các vấn đề pháp chế, hoạt động truyền thông

BAN GIÁM ĐỐC (Giám đốc + 01 Phó Giám đốc) Phòng Bộ phận Phòng Hành chính nhân lực Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng truyền thông Phòng dịch vụ kỹ thuật Bộ phận kho Bộ phận mua hàng

46

và quan hệ công chúng. Phòng hành chính nhân lực chịu trách nhiệm về các công việc đã thực hiện trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các

vấn đề liên quan đến thiết lập các mối quan hệ đối tác, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của công ty ra thị trường; tư vấn về việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, thu thập, cung cấp và xử lý thông tin tài chính, lập báo cáo tài chính phục vụ cho hoạt động nội bộ của công ty cũng như là các cơ quan bên ngoài như là cơ quan thuế, ngân hàng….

Phòng truyền thông: Chịu trách nhiệm tạo dựng hình ảnh thương hiệu

và cách nhìn nhận của các nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và công chúng, khách hàng đối với Công ty. Bên cạnh đó, còn giúp Ban Giám đốc công ty chuẩn bị các cuộc phỏng vấn; xây dựng và phát triển các thông điệp để gửi đến các nhà đầu tư, khách hàng và nhân viên; đề xuất các ý tưởng, sáng kiến mới giúp công ty dẫn đầu trong các chiến lược truyền thông và giao tiếp với các bên liên quan.

Phòng dịch vụ kỹ thuật: Nghiên cứu, tư vấn, tham mưu và đề xuất giải

pháp kỹ thuật, công nghệ cho khách hàng. Tiến hành lắp đặt kỹ thuật theo yêu

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty TNHH thương mại và XNK thiên minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)