Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Nhận thức của các lực lượng xã hội đối với công tác XHHGD tiểu học

Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Vì thế, muốn thực hiện công tác XHHGD ở trường tiểu học đạt kết quả tốt, trước hết phải có sự nhận thức đúng đắn và đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quán triệt các Nghị quyết của Đảng về thực hiện công tác XHHGD. Trên cơ sở đó, triển khai rộng khắp trong các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và quần chúng nhân dân; làm cho mọi tầng lớp xã hội nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác XHHGD; xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào quá trình thực hiện công tác XHHGD tại địa phương.

Ngành GD là cơ quan chuyên môn tham mưu cho các cấp lãnh đạo xây dựng kế hoạch XHHGD sát hợp với tình hình giáo dục của địa phương, thành lập Hội đồng GD các cấp và tổ chức các hoạt động có hiệu quả (huy động các

nguồn lực xã hội, đa dạng hóa loại hình giáo dục để phát triển quy mô GD, nâng cao chất lượng GD,…) nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội ở địa phương. Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ HS, của cộng đồng về công tác XHHGD là rất quan trọng, góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường GD lành mạnh, bảo đảm điều kiện cho việc năng cao chất lượng, hiệu quả GD.

- Chủ trương, chính sánh của Đảng, Nhà nước, địa phương về công tác XHHGD

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, GD thể hiện quyền dân chủ, bình đẳng và cơ hội học tập, không phân biệt tầng lớp giai cấp, dân tộc, GD vừa duy trì, khẳng định những giá trị truyền thống của dân tộc mình, vừa hiện đại hóa, vừa quốc tế hóa, hòa nhập với nền văn minh chung của nhân loại. GD thế giới hiện nay đang hướng đến xây dựng một xã hội học tập. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta đang có những chủ trương, chính sách cụ thể về công tác XHHGD thông qua các chỉ thị, nghị quyết về công tác XHHGD,…Trên cơ sở đó, nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, là cơ sở để huy động các lực lượng xã hội tham gia vào sự nghiệp GD. Nhà nước đề ra các chính sách cụ thể nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên trong độ tuổi, tham gia học tập để nâng cao trình độ, từng bước tiến đến xây dựng một xã hội học tập; tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư cho GD.

Với quan điểm GD là sự nghiệp của toàn xã hội, của toàn dân, thực hiện tốt công tác XHHGD trên cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường GD lành mạnh, là động lực thúc đẩy GD phát triển.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Yếu tố kinh tế, đời sống ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và có tác động qua lại đối với GD. Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi tạo

nguồn lực đầu tư để GD phát triển. Khi địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì sẽ hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu XHHGD.

Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến điều kiện để phát triển GD. Môi trường xã hội có văn hóa là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách con người. Môi trường xã hội có văn hóa còn tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tham gia nghiên cứu, học tập; đồng thời tham gia vào quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống.

Thực tế cho thấy, ở địa phương nào có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhận thức, trách nhiệm của các lực lượng xã hội đối với công tác XHHGD cao sẽ có nhiều thuận lợi cho việc thực hiện công tác XHHGD ở các trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)