Nghĩa, tầm quan trọng của công tác XHHGD ở trường tiểu

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.3.2. nghĩa, tầm quan trọng của công tác XHHGD ở trường tiểu

XHHGD là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương đó đã trở thành một cuộc vận động lớn mang lại hiệu quả thiết thực. Điều quan trọng nhất trong công tác XHHGD là tạo một cơ chế, phối hợp tối ưu

giữa chính quyền; địa phương và ngành GD&ĐT. GD là một nhu cầu không thể thiếu của xã hội. XHHGD chính là trả lại đầy đủ tính chất xã hội của GD, cho GD. XHHGD để khơi dậy truyền thống hiếu học lẫn tiềm năng của con người, phát triển sự nghiệp giáo dục và tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Đảng ta đã xác định: “GD là sự nghiệp của quần chúng”,“Nhà nước và nhân dân cùng làm GD”.

XHHGD góp phần huy động được nhiều nguồn lực như: nhân lực, vật lực, tài lực, cho sự phát triển GD. Huy động nguồn nhân lực là chiến lược dựa vào con người, tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân, các lực lượng phát huy năng lực, chủ động tự giác cống hiến vào các hoạt động GD. Huy động nguồn vật lực là tạo ra sự hỗ trợ các điều kiện vật chất và tinh thần cho các hoạt động GD. Huy động nguồn lực phát triển GD là điều kiện cần thiết. XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Chính XHHGD tạo nên những điều kiện thuận lợi về cả tinh thần và vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như góp phần hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp…tạo chuyển biến tích cực về chất lượng của GD&GD.

XHHGD tạo ra một xã hội học tập, một động lực thực hiện mục tiêu giáo dục. XHHGD tạo điều kiện và cơ hội học tập cho mọi người để từ đó hình thành nên một xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

XHHGD sẽ phát huy được sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều ngành chuyên môn qua việc liên thông với thị trường bên ngoài, tạo điều kiện cho GD&ĐT mở rộng phạm vi hoạt động; có môi trường thuận lợi để phát triển vững chắc, đúng hướng nhằm đào tạo những con người thích ứng với xã hội, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang cần.

XHHGD góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Thông qua việc huy động toàn xã hội tham gia vào việc cụ thể hóa mục tiêu, cải tiến nội dung và

phương pháp GD, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, kết hợp ba môi trường GD: nhà trường - gia đình - xã hội để tạo nên sản phẩm GD. XHHGD là phương thức đặc biệt, vừa thực hiện, vừa tự kiểm tra, đánh giá. Do vậy, hoạt động giáo dục - dạy học luôn luôn được cải tiến đổi mới, góp phần làm cho chất lượng GD được nâng cao.

XHHGD sẽ tạo điều kiện thực hiện dân chủ hóa và công bằng trong GD. Thực hiện dân chủ hóa là nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống GD nhà trường để xây dựng nền GD đại chúng của dân, do dân và vì dân…XHHGD và dân chủ hóa GD là hai phạm trù có mối liên hệ mật thiết và biện chứng. XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hóa GD, ngược lại nhờ dân chủ hóa GD mà các thành phần xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển GD ngày càng đông đảo, đa dạng, phong phú, rộng khắp, làm cho sự nghiệp GD trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. Đẩy mạnh XHHGD, thực hiện tốt dân chủ hóa GD là cơ hội tốt nhất để thu hút mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho GD. XHHGD góp phần làm cho môi trường văn hóa của địa phương (nhà trường), lành mạnh, thân thiện, thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện kỷ cương, nề nếp góp phần nâng cao chất lượng GD, tạo niềm tin cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 27 - 29)