Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn:

3.2.6. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý nói chung. Đây cũng là bước cuối cùng trong quy trình quản lý (xây dựng - tổ chức thực hiện - giám sát, chỉ đạo - kiểm tra, đánh giá), là cơ sở để phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém, có thêm kinh nghiệm nhằm tiếp tục xây dựng, tổ chức thực hiện công tác XHHGD được tốt hơn, hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

Qua công tác kiểm tra, đánh giá nhằm đề phòng, phát hiện ngăn chặn kịp thời những sai lệch, thấy được những ưu điểm để phát huy, khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác XHHGD ở các trường tiểu học tạo môi trường dân chủ, bình đẳng, công khai lành mạnh thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Cần có kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD của trường tiểu học.

Để tăng cường trật tự kỷ cương, xây dựng củng cố nền nếp trong hoạt động quản lý cần tập trung vào các nội dung: Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, kế hoạch phát triển GD của ngành và địa phương; việc xây dựng, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm học; kiểm tra hồ sơ tổ; việc huy động các nguồn lực để góp phần nâng cao chất lượng GD… Tóm lại, việc xây dựng kế hoạch cần xác định rõ đối tượng kiểm tra, hình thức kiểm tra,

thời gian và địa điểm kiểm tra…

Hoạt động kiểm tra vừa thực hiện thường xuyên, theo kế hoạch đã được thống nhất và phê duyệt vừa thực hiện đột xuất khi cần thiết hoặc các điều kiện chủ quan, khách quan cho phép. Việc kiểm tra cũng có thể thực hiện trực tiếp (với đối tượng cần kiểm tra) hoặc gián tiếp (thông qua phản ánh của các bên liên quan, các kết quả của quá trình thực hiện kế hoạch,...).

Kiểm tra nhưng không gây cản trở, khó khăn hay ức chế cho các bên tham gia thực hiện công tác XHHGD; không tạo tâm lý lo âu, căng thẳng mà chủ yếu thực hiện kiểm tra nhằm uốn nắn, điều chỉnh các vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, không vì thế mà xem nhẹ hay bao che cho các sai phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước, Nhà trường về tài chính cũng như uy tín chung.

Kiểm tra cần gắn liền với việc đánh giá, kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm nếu có sai sót và khuyến khích, tạo thêm điều kiện để những ưu điểm được nhân rộng, phát huy tốt hơn nữa.

Đánh giá cần trách chung chung, nể nang hoặc quá coi trọng, nhấn mạnh vào những thiết sót, hạn chế trong khi đánh giá chưa thật thỏa đáng những mặt tích cực, đã làm được trong quá trình thực hiện công tác XHHGD.

Việc đánh giá kết quả thực hiện công tác XHHGD không là “đặc quyền” của CBQL mà phải được quán triệt, phổ biến là trách nhiệm chung của các bên liên quan và toàn xã hội. Thông qua các cuộc họp, các hoạt động sơ kết, tổng kết, các thùng thư góp ý,... người CBQL lắng nghe, tiếp nhận, sàng lọc các ý kiến đánh giá về công tác XHHGD tại đơn vị, từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này tại đơn vị.

Tổ chức phối hợp lực lượng chuyên môn và các lực lượng xã hội tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, theo chủ đề về chương trình XHHGD.

tạo sự đồng thuận của các lực lượng xã hội về công tác XHHGD ở địa phương, cần tổ chức xây dựng cơ chế giám sát các hoạt động giáo dục của nhà trường thông qua Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học, Hội Cựu giáo chức. Đồng thời, phát huy vai trò của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, nhất là Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm giám sát, kiểm tra về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT, hiệu quả việc thực hiện XHHGD một cách khách quan công bằng, dân chủ, công khai và minh bạch.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)