Nội dung cơ bản của công tác XHHGD ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 31 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.3.5. Nội dung cơ bản của công tác XHHGD ở trường tiểu học

XHHGD là một cuộc vận động lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và vai trò nòng cốt của ngành GD; các lực lượng xã hội có thể tham gia vào nhiều nội dung và lĩnh vực của công tác GD. XHHGD bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1.3.5.1. Huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho việc phát triển trường tiểu học

Nhà trường cần huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc xây dựng môi trường GD lành mạnh, có tính tích cực, thống nhất để học sinh có điều kiện phát triển nhân cách một cách thuận lợi. Trước hết, cần huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng cảnh quan, cơ sở hạ tầng đảm bảo các tiêu chuẩn cần đạt; học sinh thực hiện nề nếp, kỷ cương trong học tập, gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Nhà trường đóng vai trò chủ động, là cầu nối cùng với gia đình và xã hội tạo môi trường GD trong lành, để các em vui tươi phấn khởi khi mỗi ngày đến trường.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng con người, là môi trường chính yếu trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường gia đình tốt có tác động tích cực đến việc rèn luyện mọi mặt ở học sinh. Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác XHHGD, nếu tách rời thì việc thực hiện các kế hoạch, mục tiêu GD sẽ gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của nhà trường. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ để các gia đình có những điều kiện tối thiểu cần thiết cho việc giáo dục con em nhất là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa ba môi trường: Gia đình, nhà trường và xã hội; huy động mọi thành phần và toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường GD trên cơ sở xây dựng lối sống văn minh, khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, người dân “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhà trường cùng với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng nhau thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước để nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận

lợi để xây dựng môi trường GD.

1.3.5.2. Huy động nhân dân, các tổ chức, đoàn thể xã hội tham gia thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch GD của trường tiểu học

Huy động nhân dân, các tổ chức, đoàn thể xã hội tham gia thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển GD ở các trường tiểu học gồm:

Tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội cho mọi đối tượng HS trong địa bàn xã, thị trấn được đảm bảo quyền học tập;

Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1;

Vận động HS bỏ học đến trường, duy trì và đảm bảo số lượng; Vận động HS khuyết tật tham gia hòa nhập cộng đồng;

Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, chống mù chữ. Việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nêu trên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương cần phải có chủ trương, nghị quyết, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Phải phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân phụ trách, đồng thời huy động và tập hợp các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của nhà trường.

Việc huy động các nguồn lực của xã hội nói chung đóng góp cho sự nghiệp GD là nội dung có tính toàn diện, trong đó huy động nguồn lực chất xám tham gia vào công tác XHHGD là rất quan trọng và cần thiết, cần phải được quan tâm chú trọng nhằm tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong xã hội đáp ứng quyền được hưởng thụ GD của mọi người. Có 6 nhóm đối tượng tham gia công tác XHHGD như sau:

- Đảng, chính quyền các cấp: Đây là lực lượng quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo và quyết định sự đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường và tạo cơ chế để thực hiện công tác XHHGD ở địa phương. Luật giáo dục 2019, Điều 16. Xã hội

hóa sự nghiệp giáo dục: Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân; Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao; Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Đây là lực lượng hỗ trợ quan trọng, tạo khả năng liên kết trong việc huy động các nguồn lực vật chất.

- Bản thân ngành giáo dục và đào tạo cũng được xem là đối tượng cơ bản để thực hiện XHHGD.

- Các tổ chức, cá nhân có uy tín, các mạnh thường quân.

- Gia đình, cha mẹ HS, Ban đại diện cha mẹ HS: Đây là một đối tác quan trọng không thể thiếu trong việc XHHGD nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường.

1.3.5.3. Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục của trường tiểu học

Để đạt được mục tiêu GD, bên cạnh việc huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường GD lành mạnh, xây dựng kế hoạch, cần huy động các lực lượng xã hội tham gia góp ý kiến trực tiếp hay gián tiếp vào nội dung, phương pháp, phương tiện, quản lý, đánh giá kết quả GD nhất là tham gia giáo dục đạo đức lối sống và truyền thống của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là người chủ tương lai của đất nước. Phối hợp chặt chẽ giữa GD nhà trường, gia đình và xã hội, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể cùng chăm lo, QL và GD

học sinh. Mở rộng và phát huy trách nhiệm cộng đồng, cống hiến tiềm năng, tâm huyết, sáng kiến của các tập thể cũng như cá nhân mỗi người để góp phần làm cho GD ngày càng đổi mới và phát triển.

Nguồn lực của cộng đồng nói chung rất phong phú, nếu nhà trường biết khai thác đúng đắn và có hiệu quả.

Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu GD ngày càng cao, việc huy động các nguồn lực của xã hội cho quá trình xây dựng các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của trường tiểu học là việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, cần phải tiến hành khai thác triệt để các nguồn đầu tư khác ở trong nước cũng như nước ngoài phục vụ cho sự phát triển trường tiểu học.

1.3.5.4. Huy động các lực lượng xã hội tham gia đầu tư cho giáo dục tiểu học

Sự kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để duy trì và nâng cao kết quả GD nhà trường thể hiện rõ xu thế của giáo dục hiện nay. Hiệu quả GD của nhà trường chỉ có được khi sự phối kết hợp giữa gia đình và xã hội được thực hiện tốt. Nhà trường cần giữ vai trò chủ động trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về cách thức phối hợp để toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Cụ thể, nhà trường phải tập trung vào một số công việc sau đây:

- Tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội ở địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,... lồng ghép nội dung GDHS vào các buổi sinh hoạt của mình.

- Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa GD của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức biện pháp GDHS trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ; giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của học sinh hiện nay.

Hàng năm, ngân sách của Nhà nước đầu tư cho GD luôn được ưu tiên và nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của GD cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Việc giải quyết mâu thuẩn giữa sự phát triển của GD ngày càng cao với khả năng đầu tư vốn có của nguồn ngân sách Nhà nước là vấn đề rất khó khăn, có mặt không đáp ứng được. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, không thể chỉ thực hiện bằng nguồn ngân sách của Nhà nước mà cần đến chính sách XHHGD, cần huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho GD.

Việc huy động các nguồn đầu tư, đóng góp của các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh, của các cá nhân, cha mẹ HS…là rất cần thiết. Chính nhờ có các nguồn đầu tư đó, nhà trường tạo nên động lực thúc đẩy GD phát triển về cả quy mô và chất lượng.

1.3.5.5. Phát huy vai trò của nhà trường đối với xã hội

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động và sáng tạo, vai trò trung tâm nòng cốt trong xã hội hóa công tác giáo dục. Trước hết, nhà trường cần xây dựng cho mình thực sự trở thành một trung tâm văn hóa lành mạnh, đi đầu và đóng vai trò chủ đạo trong các phong trào giáo dục ở địa phương như: Giáo dục môi trường, giáo dục dân số, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, khuyến học, khuyến tài… là lực lượng nòng cốt trong việc kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Để tiến hành XHH hoạt động GD, cần phải tạo ra được một phong trào học tập sâu rộng trong địa bàn dân cư theo nhiều hình thức. Động viên, khuyến khích và khơi dậy tinh thần học tập của mọi người; thực hiện việc học tập suốt đời; tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền vận động nhân dân quan tâm chăm lo GD thế hệ trẻ; tạo ra môi trường GD lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng trong việc tham gia

XHHGD, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu GD đề ra cũng như phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trường đối với cộng đồng xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)